Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, \(\widehat A = {90^o}\). Chứng minh ABCD là hình chữ nhật.
Cho hình thang cân ABCD ( AB//CD ) có góc A =góc C. Chứng minh ABCD là hình chữ nhật
Do ABCD là hình thang cân
⇒ ∠A = ∠B và ∠C = ∠D
Mà ∠A = ∠C (gt)
⇒ ∠A = ∠B = ∠C = ∠D
Ta có:
∠A + ∠B + ∠C + ∠D = 360⁰ (tổng các góc trong tứ giác ABCD)
⇒ ∠A = ∠B = ∠C = ∠D = 360⁰ : 4 = 90⁰
⇒ ABCD là hình chữ nhật
Hình thang ABCD (AB//CD) có \(\widehat{ACD}=\widehat{BDC}\). Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân ?
Bài giải:
Gọi E là giao điểm của AC và BD.
∆ECD có \(\widehat{C_1}=\widehat{D}\) (do \(\widehat{ACD}=\widehat{BDC}\)) nên là tam giác cân.
Suy ra EC = ED (1)
Tương tự EA = EB (2)
Từ (1) và (2) suy ra AC = BD
Hình thang ABCD có hai đường chéo bằng nhau nên là hình thang cân.
Nối A với C, B với D. Gọi M là giao điểm của AC và BD.
Ta có: \(\widehat{MDC}=\widehat{MCD}\left(gt\right)\)
=> \(\bigtriangleup\)MDC cân tại M
=> MC = MD (1)
Ta lại có: \(\widehat{MAB}=\widehat{MCD}\) (vì hai góc so le trong và AB//CD)
\(\widehat{CDM}=\widehat{ABM}\) (vì hai góc so le trongvà AB//CD)
Mà \(\widehat{CDM}=\widehat{DCM}\left(gt\right)\) nên \(\widehat{MAB}=\widehat{MBA}\)
=> \(\bigtriangleup\) AMB cân tại M
=> MA = MB (2)
Lại có: \(AC=AM+MC\)
\(BD=BM+MD\)
Mà: \(AM=BM\left(cmt\right)\)
\(MC=MD\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow AC=BD\)
=> Hình thang ABCD cân.
Bài 1. Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD), A=3D. Tính các góc của hình thang cân.
Bài 2. Cho tam giác cân ABC cân tại A có BH và CK là hai đường cao của tam giác. Chứng minh BCHK là hình thang cân.
Bài 3.Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD) có O là giao điểm hai đường chéo. Chứng minh OA = OB, OC = OD.
Bài 4.Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB, AC lấy điểm M, N sao cho BM = CN.
a) Chứng minh BMNC là hình thang cân.
b) Tính các góc tứ giác BMNC biết góc A=400
Bài 5. Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD) có AB=8cm, BC=AD=5cm, CD=14cm. Kẻ các đường cao AK và BH.
a) Chứng minh rằng CH=DK.
b) Chứng minh: CD-AB=2AK. Từ đó tính độ dài BH.
c) Tính diện tích hình thang ABCD.
Bài 6. Hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB bằng cạnh bên BC. Chứng minh CA là tia phân giác của góc BCD.
Bài 6:
Xét ΔBAC có BA=BC
nên ΔBAC cân tại B
Suy ra: \(\widehat{BAC}=\widehat{BCA}\)
mà \(\widehat{BAC}=\widehat{ACD}\)
nên \(\widehat{ACB}=\widehat{ACD}\)
hay CA là tia phân giác của \(\widehat{BCD}\)
Bài 1. Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD), A=3D. Tính các góc của hình thang cân.
Bài 2. Cho tam giác cân ABC cân tại A có BH và CK là hai đường cao của tam giác. Chứng minh BCHK là hình thang cân.
Bài 3.Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD) có O là giao điểm hai đường chéo. Chứng minh OA = OB, OC = OD.
Bài 4.Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB, AC lấy điểm M, N sao cho BM = CN.
a) Chứng minh BMNC là hình thang cân.
b) Tính các góc tứ giác BMNC biết góc A=400
Bài 3:
Xét ΔACD và ΔBDC có
AC=BD
CD chung
AD=BC
Do đó: ΔACD=ΔBDC
Suy ra: \(\widehat{ACD}=\widehat{BDC}\)
hay \(\widehat{OCD}=\widehat{ODC}\)
Xét ΔODC có \(\widehat{OCD}=\widehat{ODC}\)
nên ΔODC cân tại O
Suy ra: OD=OC
Ta có: AO+OC=AC
OB+OD=BD
mà AC=BD
và OC=OD
nên OA=OB
Bài 2:
Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có
AB=AC
\(\widehat{A}\) chung
Do đó: ΔAHB=ΔAKC
Suy ra: AH=AK và HB=KC
Xét ΔABC có
\(\dfrac{AK}{AB}=\dfrac{AH}{HC}\)
Do đó: KH//BC
Xét tứ gác BKHC có KH//BC
nên BKHC là hình thang
mà KC=BH
nên BKHC là hình thang cân
Bài 1. Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD), A=3D. Tính các góc của hình thang cân.
Bài 2. Cho tam giác cân ABC cân tại A có BH và CK là hai đường cao của tam giác. Chứng minh BCHK là hình thang cân.
Bài 3.Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD) có O là giao điểm hai đường chéo. Chứng minh OA = OB, OC = OD.
Bài 4.Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB, AC lấy điểm M, N sao cho BM = CN.
a) Chứng minh BMNC là hình thang cân.
b) Tính các góc tứ giác BMNC biết góc A=400
Bài 5. Cho hình thang cân ABCD (AB\\CD) có AB=8cm, BC=AD=5cm, CD=14cm. Kẻ các đường cao AK và BH.
a) Chứng minh rằng CH=DK.
b) Chứng minh: CD-AB=2AK. Từ đó tính độ dài BH.
c) Tính diện tích hình thang ABCD.
Bài 6. Hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB bằng cạnh bên BC. Chứng minh CA là tia phân giác của góc BCD.
Bài 2:
Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có
AB=AC
\(\widehat{A}\) chung
Do đó: ΔAHB=ΔAKC
Suy ra: AH=AK
Xét ΔABC có
\(\dfrac{AK}{AB}=\dfrac{AH}{AC}\)
Do đó: HK//BC
Xét tứ giác BCHK có HK//BC
nên BCHK là hình thang
mà HB=KC(ΔAHB=ΔAKC)
nên BCHK là hình thang cân
Bài 3:
Xét ΔACD và ΔBDC có
AC=BD
CD chung
AD=BC
Do đó: ΔACD=ΔBDC
Suy ra: \(\widehat{ACD}=\widehat{BDC}\)
hay \(\widehat{OCD}=\widehat{ODC}\)
Xét ΔODC có \(\widehat{OCD}=\widehat{ODC}\)
nên ΔODC cân tại O
Suy ra: OD=OC
Ta có: AO+OC=AC
OB+OD=BD
mà AC=BD
và OC=OD
nên OA=OB
Tứ giác ABCD có : \(\widehat{A}=\widehat{B}\), BC=AD
a) Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân
b) Cho biết : AC ⊥ BD và đường cao AI= 4cm. Tính AB+CD
a) Xét ΔBAD và ΔABC có
AB chung
\(\widehat{BAD}=\widehat{ABC}\)(gt)
AD=BC(gt)
Do đó: ΔBAD=ΔABC(c-g-c)
Suy ra: BD=AC(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔADC và ΔBCD có
AD=BC(gt)
AC=BD(cmt)
DC chung
Do đó: ΔADC=ΔBCD(c-c-c)
Suy ra: \(\widehat{ADC}=\widehat{BCD}\)(hai góc tương ứng)
Xét tứ giác ABCD có
\(\widehat{BAD}+\widehat{ABC}+\widehat{BCD}+\widehat{ADC}=360^0\)(Định lí tổng bốn góc trong một tứ giác)
\(\Leftrightarrow2\cdot\widehat{BAD}+2\cdot\widehat{ADC}=360^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{BAD}+\widehat{ADC}=180^0\)
mà hai góc này là hai góc ở vị trí trong cùng phía
nên AB//CD
Xét tứ giác ABCD có AB//CD(cmt)
nên ABCD là hình thang(Định nghĩa hình thang)
Hình thang ABCD(AB//CD) có AC=BD(cmt)
nên ABCD là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)
Cho hình thang ABCD (AB//CD) có \(\widehat{C}+\widehat{D}=90^o\)gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC và CD Chứng minh rằng CD - AB=2EF
Câu hỏi của headsot96 - Toán lớp 8 - Học toán với OnlineMath
Em tham khảo!
Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có \(\widehat{A}=\widehat{B}=60^o\); AB= 4,5 cm; AD = BC = 2cm. Tính độ dài đáy CD và diện tích hình thang cân ABCD.
Cho hình thang vuông ABCD ( A=D=90 độ) có AB =5cm , AD = 4cm ,CD=8cm .BH là đường cao
a, Chứng minh tứ giác ABHD là hình chữ nhật
b, Tính BC
a) Xét tứ giác ABHD có
\(\widehat{BAD}=90^0\)
\(\widehat{ADH}=90^0\)
\(\widehat{BHD}=90^0\)
Do đó: ABHD là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
b) Ta có: AB=HD(ABHD là hình chữ nhật)
mà AB=5cm(gt)
nên HD=5cm
Ta có: DH+HC=DC(H nằm giữa D và C)
nên CH=DC-HD=8-5=3(cm)
Ta có: AD=BH(ABHD là hình chữ nhật)
mà AD=4cm(gt)
nên BH=4cm
Áp dụng định lí Pytago vào ΔBHC vuông tại H, ta được:
\(BC^2=BH^2+CH^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=4^2+3^2=25\)
hay BC=5(cm)