giải thích 1 số hiện tượng liên quan đến đời sống hoặc cấu tạo ngoài của bộ gặm nhấm
Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến đời sống của một số đại diện bộ gặm nhấm?
Có Bộ răng tiến hóa hơn các bộ khác
-có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm
-có răng cửa lớn,thiếu răng nanh
-Hàm có khoảng trống lớn
Câu 1. Hãy chứng minh đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước?
Câu 2. . Những đặc trưng của ba bộ bò sát: bộ có vảy, bộ cá sấu và bộ rùa?
Câu 3.Giải thích một số hiện tượng liên quan đến đời sống hoặc cấu tạo ngoài của bò sát?
- Cấu tao ngoài của bò sát có ý nghĩa gì với đời sống ở cạn ?
- Tại sao thằn lằn thích phơi nắng?
- Tại sao thằn lằn sống được nơi khô ráo?
- Tại sao thằn lằn phải di chuyển bằng bò sát mặt đất?
...
Câu 4. Chứng minh đặc điểm cấu tạo ngoài của các bộ chim phù hợp với môi trường sống? ( Bộ gà, bộ ngỗng, bộ cắt)
Câu 5. Đề xuất các biện pháp bảo vệ sự đa dạng và phong phú của lớp chim?
Câu 6. Trình bày đặc điểm của bộ dơi và bộ cá voi?
Câu 7. Nêu các đại diện của bộ gặm nhấm? Cho biết đặc điểm về đời sống và một số tập tính của chúng?
Câu 8. Vì sao nói loài chuột phá hoại mùa màng rất ghê gớm?
Tham khảo: Lần sau đăng tách ra bớt !!
Câu 1 : Đặc điểm của ếch thích nghi với môi trường sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước. - Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da.- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.
Câu 2 : - Bộ có vảy: Thằn lằn bóng (hàm ngắn, răng nhỏ, không có mai và yếm). - Bộ cá sấu: Cá sấu Xiêm (hàm dài, nhiều răng lớn, không có mai và yếm).- Bộ rùa: Rùa núi vàng (hàm không có răng, có mai và yếm).
Câu 3 : *Giải thích một số hiện tượng liên quan đến đời sống hoặc cấu tạo ngoài của bò sát: +Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước. + Cổ dài: tăng khả năng quan sát. + Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt. + Bàn chân có 5 ngón, Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.+ Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ. + Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.
*Lớp bò sát: Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn: _ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc. _ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí_ Phổi có nhiều vách ngăn_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt._ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng
* Thằn lằn thích phơi nắng vì : Thằn lằn là loài động vật biến nhiệt ( máu lạnh ) , nhiệt độ cơ thể sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường .Khi nhiệt độ mô trường xuống thấp ( đêm xuống ),thân nhiệt nó sẽ bị giảm khiến hoạt động trao đổi chất bị suy yếu , nó không tìm cách tăng nhiệt độ trở lại thì nó sẽ chết .
* Thằn lằn sống ở nơi khô ráo vì : Thằn lằn là một loại động vật biến nhiệt..Thân nhiệt của thằn lằn thường biến đổi theo khí hậu của môi trường..Vì vậy thằn lằn thường thích nghi với đời sống ở nơi khô ráo.
* Thằn lằn di chuyển bằng bò sát mặt đất vì : Thằn lằn và các sinh vật cùng loại được gọi là bò sát vì chân của các sinh vật này quá ngắn, bé không thể nâng cơ thể lên được, nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất, hay nói cách khác là chúng bò sát đất nên được gọi là bò sát.
Câu 4 :
Câu 5 : các biện pháp:
- xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn
- không săn bắt làm ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật thuộc lớp chim
- tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ động vật thuộc lớp chim
- trồng cây xanh
- lên án các hành vi bắt giữ, săn bắn các loài chim quý hiếm,..
Câu 6 : Đặc điểm của bộ dơi là:
- Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là một màng da rộng phủ long mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi. Đuôi ngắn. Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi ăn quả cây) Đặc điểm của bộ cá voi là: - Cơ thể hình thoi, long gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Chi trước biển đổi thành vây bơi dưới dạng bơi chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm. Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. Cá voi sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển xanh.
Câu 7 :
Đại diện: Chuột đồng, sóc, ...
Bộ Gặm nhấm: cũng có tập tính tìm mồi, con mồi thường là quả, hạt.
Câu 8 : Vì khả năng phát triển nòi giống của chuột nhanh một cách khủng khiếp. Một năm một đôi chuột có thể sinh sản 2-4 lứa, mỗi lứa để 2-15 con, tuổi trưởng thành sinh dục chỉ khoảng 1-3 tháng. Bằng cách tính toán người ta thấy rằng một đôi chuột sau một năm có thể sinh sản được 800 cháu chắt, ăn hết gần 200kg lương thực gây hại rất lớn cho mùa màng, nhất là tập tính gặm nhấm cây lúa, hoa màu, các vật cứng ngay cả khi không đói, vì vậy răng bị mòn đi, nhưng răng lại có khả năng dài liên tục
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ gặm nhấm,bộ ăn thịt thích nghi với đời sống,tập tính dinh dưỡng?
giúp mik nha :)))
Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
– Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc
1. Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát thích nghi với đời sống ở cạn hoặc phân biệt được đời sống của lưỡng cư với bò sát
2.Đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với đời sống của thú mỏ vịt hoặc kanguru.
3.. Giải thích hiện tượng thực tế được áp dụng trong chăn nuôi thỏ.
tham khảo :
câu 1. - Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn:
+ Mũi thông với khoang miệng và phổi
=> Giúp hô hấp trên cạn
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
=> Bảo vệ mắt, giúp mắt không bị khô, nhận biết âm thanh
+ Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt
=> Thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn
câu 2 Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng.
...
More videos on YouTube. Thú mỏ vịtKanguru
Tập tính | Thú con ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra rồi liếm | Thú sơ sinh lần tìm và chui vào túi da, ngoạm chặt vú mẹ để sữa chảy vào miệng (bú thụ động) |
Săn mỗi | Ăn cây, lá, cỏ |
câu 3 Lời giải: Thỏ ăn thực vật, thuộc bộ Gặm Nhắm, răng cửa luôn mọc dài ra, vì thế thỏ thường xuyên gặm nhắm để mài mòn răng nếu để nhốt thỏ vào chuồng tre hoặc gỗ thỏ sẽ gặm nhấm làm cho chuồng bị hỏng và thỏ sẽ có thể thoát ra ngoài . Vậy nuôi thỏ nên nhốt vào chuồng sắt
Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm bộ ăn sâu bọ và bọn thịt là
A. Đời sống
B. Tập tính
C. Bộ răng
D. Cấu tạo chân
Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với điều kiện sống khác nhau của ba bộ Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm và Bộ ăn thịt ?
1. Bộ ăn sâu bọ
- Có tập tính đào hang, tìm mồi và sống đơn độc (trừ thời gian sinh sản và nuôi con).
- Đặc điểm thích nghi:
+ Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.
+ Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm giúp thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.
2. Bộ gặm nhấm- Đặc điểm thích nghi:
+ Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.
+ Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.
3. Bộ ăn thịt- Đặc điểm thích nghi:
* Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:
+ Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi.
+ Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm.
+ Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất.
+ Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.
Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn,răng hàm cũng có 3,4 mấu nhọn. Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi. Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.
Giải thích đặc điểm hình thái cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của bộ thú ăn sâu bọ, thú gặm nhấm, thú ăn thịt
Giúp e với ạ
1. Bộ ăn sâu bọ
- Đặc điểm thích nghi với đời sống đào hang, tìm mồi
+ Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.
+ Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm giúp thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.
2. Bộ gặm nhấm
- Đặc điểm thích nghi với đời sống gặm nhấm
+ Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.
3. Bộ ăn thịt
- Đặc điểm thích nghi với chế độ ăn thịt:
+ Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi.
+ Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm.
+ Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất.
+ Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.
3. Giải thích 1 số hiện tượng, tập tính của lưỡng cư
4. Giải thích 1 số hiện tượng trong chăn nuôi thú
5. Phân biệt 1 số bộ thú: Bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ; bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt; khỉ và vượn
nghiên cứu trong sgk môn sinh lớp 7 là nó ra ý mà, ko ra thì hỏi chị google hoặc mấy bạn kia nha mk giỏi sinh nhất nhưng riêng bài này thì mk chịu ( thật ra là do mk LƯỜI )
Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.
-Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ? Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh
-Thỏ là loài có tập tính kiếm ăn về chiều và đêm. Do vậy người ta phải che bớt ánh áng ở chuồng thỏ để thỏ có thể thoải mái ăn cỏ được mang đến cho, từ đó mới có thể lớn lên và cho năng suất cao.
-Theo số liệu thống kê, ở Mạc Tư Khoa, trong mỗi khoang cầu thang ở chung cư có không dưới 70 con chuột sinh sống. Có vẻ như chúng ta sẽ quay về thời trung cổ, khi chuột là một tai họa khủng khiếp, cũng giống như dịch hạch do chính chuột lan truyền. Ví dụ, vào năm 1347, chuột đã chiếm đóng toàn châu Âu. Điều đó xảy ra sau vụ động đất ở vùng biển Caspien khiến loài chuột chạy sang hướng tây để tránh sự thay đổi đột ngột của khí hậu. Ngay cả dòng sông Volga cũng không ngăn chặn được sự di chuyển của chúng. Những cánh đồng lúa bao la, những bãi hoa màu trĩu quả, … cũng bị chúng tàn phá một cách khủng khiếp. Vì vậy, người ta cố tiêu diệt chuột bằng nhiều biện pháp.
Hiện tượng 1: cùng cho ăn uống đầy đủ như nhau nhưng lợn ỉ Nam Định chỉ đạt khối lượng 50kg/năm, còn lợn Đại Bạch lại đạt tới 185kg/năm.
Hiện tượng 2: cũng giống lợn Đại Bạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng chỉ đạt 40-50kg/năm.