thế nào là động từ, lấy ví dụ minh hoạ.từ ví dụ của động từ đó hãy phát triển thanh cụm động từ
B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết
-Con rồng cháu tiên
-Thánh góng
-Sơn tinh , thủy tinh
-sự tích hồ gươm
B2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn
-ếch ngồi đáy giếng
-thầy bói xem voi
-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng
Phần 2:Truyện trung đại
B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?
Kể tên những văn bản trung đại đã học
B2 :bài học đạo đức được gửi đến từ văn bản con hổ có nghĩa là bài học gì?
B: Tiếng việt
Phần1: Cấu tạo từ
B1: Thế nào là từ đơn,lấy ví dụ?
B2:Thế nào là từ phức , lấy ví dụ?
Phần 2: Nghĩa của từ
B1: Thế nào là nghĩa của từ ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
B2:Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ (nghĩa gốc , nghĩa chuyển)
Phần 3:Phân loại từ theo nguồn gốc
B1 : Lấy 5 ví dụ về từ mượn hán việt, giải thích nghĩa 5 từ đó
B2:lấy 5 ví dụ về từ mượn ngôn ngữ khác , giải thích nghĩa 5 từ đó
Phần 4:từ loại và cụm từ
B1 thế nào là danh từ ,có mấy loại danh từ, lấy ví dụ
B2 Thế nào là động từ , có mấy loại động từ , có mấy loại động từ, lấy ví dụ
B3 Thế nào là tính từ có mấy loại tính từ ,lấy ví dụ
B4:nêu khái niệm số từ đặt môt câu có số từ
B5:Lượng từ là gì?Đặt câu có lượng từ
B6:Thế nào là chỉ từ ? đặt câu có chỉ từ
B7:Lấy 1 ví dụ cụm danh từ phân tích cấu tạo cụm danh từ đó
B8 : Lấy 1 ví dụ cụm động từ phân tích cấu tạo cum động từ đó
B9: Lấy 1 ví dụ cụm tính từ phân tích cấu tạo cụm tính từ đó
C Làm văn
Phần 1 : kể chuyện đời thường
B1 kể môt việc tốt em đã làm
B2 kể 1 kỉ niệm mà em nhớ mãi
B3 kể 1 tiết học thú vị
Phần 3 Kể chuện tưởng tượng
B1 kể tiếp câu chuyện cây bút thần sau khi mã lương trừng trị tên độc ác
B2 kể về 1 sự thay đổi của quê hương em
giúp mình làm đề cương này nhé
mk đang cần gấp
mk cần vào tối nay
cảm ơn mn
Một đống như thế mà bảo người ta làm có bị hâm ko vậy
làm bài mô cũng đc bn ko bt làm thì đừng nói người khác ko phải vô chửi ngừi ta
Đặc điểm của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Vẽ sơ đồ và lấy ví dụ minh họa cho mỗi cụm từ?
Động từ
Bài chi tiết: động từ
Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi,...
Động từ tình thái
Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,có,...
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát
Danh từ
Bài chi tiết: danh từ
Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...
Danh từ chung
Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.
Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,tôm,mực,thôn,xóm, làng,xe,thầy cô,...
Danh từ riêng
Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,Đà Nẵng,...
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây,...
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng:
là thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối
Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...
Tính từ
Bài chi tiết: tính từ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: tốt, xấu, ác,...
Động từ
Bài chi tiết: Động từ
Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Thường làm vị ngữ trong câu
Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...
Tôi đang đi bộ.
Động từ tình thái
Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát
Danh từ
Bài chi tiết: Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: Trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: Giáo viên, bút, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm,...
Danh từ chung
Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.
Ví dụ: Thành phố, học sinh, cá, tôm, thôn, xóm, làng, xe, thầy cô,...
Danh từ riêng
Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lý Quang Diệu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,...
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam, ki -lô-mét, xăng-ti-mét,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây, giờ,phút...
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối
Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...
Tính từ
Bài chi tiết: Tính từ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: Tốt, xấu, ác, giỏi, tệ,...
Đại từ
Bài chi tiết: Đại từ
Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.
Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để xưng hô.
Ví dụ: tôi, hắn, nó,...
Đại từ thay thế: là đại từ dùng để thay thế cho các danh từ trước đó.
Ví dụ: ấy, vậy, thế,...
Đại từ chỉ lượng: là đại từ chỉ về số lượng.
Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu,...
Đại từ nghi vấn: là đại từ để hỏi.
Ví dụ: ai, gì, nào, sao,...
Đại từ phiếm chỉ: là đại từ chỉ chung, không chỉ cụ thể sự vật nào.
Ví dụ: Ai cũng làm được, mình đi đâu cũng được.
Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Ví dụ: Sáu, bảy, một, một trăm...
Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.
Ví dụ: Những, cả mấy, các,...
Chỉ từ
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Ấy, đây, đấy, kia, này, nọ,...
Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay,...
Thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Ví dụ: à, á, ơ, ô hay, này, ơi,...
Tình thái từ
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
Ví dụ: À, hử, đi, thay, sao,nha, nhé,...
Giới từ
Bài chi tiết: Giới từ
Giới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu
Ví dụ: Của (quyển vở của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),...
Quan hệ từ
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn
Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở,...
Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).
Cặp quan hệ từ
Cặp quan hệ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau, ví dụ:
Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. (cặp quan hệ từ tuy... nhưng)
Nếu trời mua thì Kiên sẽ nghỉ học (cặp quan hệ từ nếu... thì)
Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn
Cặp từ hô ứng
Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép.
Ví dụ: Vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy.
Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.
Phó từ
Bài chi tiết: Phó từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.
Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, qua, được,...
Phó từ đứng trước động từ, tính từ
Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
Ví dụ: đã, rất, cũng, chưa, đừng,...
Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
Ví dụ: lắm, được, qua...
Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...
Cụm từ
Cụm danh từ
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Ba thúng gạo nếp,ba con trâu đực,...
Cụm động từ
Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ
Ví dụ: Đùa nghịch ở sau nhà,...
Cụm tính từ
Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành
Ví dụ: xinh dã man, đẹp tuyệt vời, buồn thối ruột,...
thế nào là danh từ tính từ động từ
lấy 3 ví dụ về danh từ,3 ví dụ về tính từ,3 ví dụ về đông từ
bạn nào trả lời nhanh nhất mình tick cho
danh từ: con người, con cá, con mèo
tính từ: lớn, đẹp, nhỏ
động từ: chạy, nhảy, đi
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...(VD:cây, thầy giáo,cô giáo,..)
Tính từ là từ chỉ tính chất, màu sắc, kích thước, trạng thái, mức độ, phạm vi,… của người hoặc sự vật(VD:lớn,nhỏ,đẹp,..)
Động từ là những từ chỉ trạng thái, hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng,..(VD: chạy, nhảy,bay,..)
HOK TỐT
Danh từ là từ chỉ đồ vật tên người tên địa lí con vật : 3 ví dụ là : cái tủ ; quả bóng ; máy tính
Tính từ là từ chỉ trạng thái màu sắc : 3 ví dụ là : ngủ ; khóc ; đỏ
Động từ là từ chỉ hoạt động của con vật hoặc của chính con người : 3 ví dụ là : đánh cầu ; đọc sách ; đá bóng
-Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.Cho ví dụ minh họa.
-Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.Cho ví dụ minh họa.
-Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.
-Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.
- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.
+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.
Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.
- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.
+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.
Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.
- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.
+ Ví dụ :
- Chuột và voi
Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.
Voi khi lớn thì kích thước to.
- Cây đậu và cây bàng
Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.
Cây bàng khi lớn thì kích thước to.
- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.
Con người sẽ mắc các bệnh như :
+ Còi xương
+ Béo phì
+ Suy dinh dưỡng
+ Người lùn
+ Người khổng lồ
Hãy nêu nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Cho ví dụ minh họa.
- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật cho ví dụ minh họa.
- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.
- Hãy lấy một số ví dụ chứng minh sự sinh trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.
Phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền
Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí
VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)
1/ Hãy so sánh sự giống nhau giữa từ, cụm từ và câu. Lấy ví dụ minh họa.
2/ Viết đoạn văn bất kì có sử dụng 1 trong 3 loại cụm từ( cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ ) khoảng 5 dòng.
Cụm từ là tập hợp các từ ngữ tạo thành, mang một nghĩa riêng và chưa thể trở thành một câu
Câu là cách diễn đàn có kết cấu chủ ngữ- vị ngữ gồm nhiều tự ngữ và diễn tả cái gì đó.
VD: Cụm từ: Những em học sinh ấy
Câu: Những em học sinh ấy đang bị thầy tổng phụ trách kỉ luật trước cờ.
Thế nào là khớp động ? lấy ví dụ? Thế nào là khớp động ? lấy ví dụ ?
- Khớp động là loại khớp mà nơi tiếp giáp giữa 2 đầu xương có lớp sụn trơn, bóng và giữa có dịch khớp với dây chằng nhằm giúp cử động dễ dàng.
- Ví dụ: Khớp ở tay, chân.
là khớp có thể di chuyển tự do VD:khớp bả vai
Nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...
- Rất nhiều tác nhân như ma túy. rượu, thuốc lá... có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh.
- Có nhiều biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật như cải tạo giống, thức ăn, chuồng trại...
- Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích...
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vậtĐộ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
-Nhân tố bên trong: Gen di truyền
Hooc môn
-Nhân tố bên ngoài: -Ánh sáng
-Nhiệt độ
-Nước
-Phân bón
Câu 1: Em hãy lấy 1 ví dụ về danh từ, 1 ví dụ về động từ, 1 ví dụ về tính từ và đặt câu với mỗi ví dụ vừa nêu?
Câu 2: Hãy đặt câu có sử dụng một trong các phép tu từ đã học và chỉ ra phép tu từ đó?
Câu 3: Viết 1 đoạn văn miêu tả về người thân của em. (Có sử dụng các dấu câu và 1 phép tu từ đã học).
Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.