Sinh học 8

Xem chi tiết
LA
21 tháng 2 lúc 19:32

Theo em là có .

Bình luận (0)
DT
21 tháng 2 lúc 19:49

"Mụn trứng cá" trên da là phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn phát triển mạnh khiến bạch cầu sẽ được huy động đến để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến tạo ổ viêm, hình thành "mụn trứng cá", biểu hiện là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Như vậy, "mụn trứng cá" chính là phản ứng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn nên "mụn trứng cá” trên da được coi là phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Bình luận (0)
GC
21 tháng 2 lúc 21:23

theo em là có thầy ạ

Bình luận (0)
BH
Xem chi tiết
ND
20 tháng 4 2017 lúc 23:13

Câu 1; Giống nhau: Đều là nước tiểu chứa các cặn bã cần bài thải ra khỏi cơ thể.

Câu 2: Tuyến sinh dục là tuyến pha vì nó vừa điều hòa hoạt động nói tiết và ngoài tiết.

Bình luận (0)
ND
20 tháng 4 2017 lúc 23:14

Câu 3:

Cái câu cuối cùng của hình nhé!

Bình luận (0)
LH
20 tháng 4 2017 lúc 21:57

câu 1, mình nghĩ sự khác nhau hợp lí hơn

nước tiểu đầu và máu đều còn chất dinh dưỡng

nước tiểu đầu với nước tiểu cuối thì chắc là ... cùng là nước tiểu, cùng là đồ thải của con người :))) cái này mình làm được khác thôi

câu 2

tuyến sinh dục là tuyến vì nó vừa điều hoá hoạct động nội tuyết và ngoại tuyết :V, thế thôi

chúc may mắn

Bình luận (4)
TQ
Xem chi tiết
TT
1 tháng 2 2017 lúc 15:50

Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính tiên tiến nhất hiện nay. Bộ phận để nhân giống có thể là ngọn cây, ngọn cành, nhánh một phần của lá, hoa, rễ cây. Nhân giống hoa ở các nước tiên tiến đều sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đối với cây hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền, loa kèn, lay ơn… Ưu điểm là cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương pháp nhân giống khác. Nhược điểm là phải đầu tư các phương tiên kỹ thuật, hoá chất. Giá thành cây con giống cao, khó áp dụng.

Bình luận (3)
NH
Xem chi tiết
NA
18 tháng 8 2016 lúc 21:51

 Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?

 Do sự co thắt từng đợt của môn vị, và môn vị này chỉ mở khi có sự chênh lệch nồng độ. 
Sự co thắt từng đợt này giúp cho thức ăn xuống ruột từng đợt, làm tăng hiệu suất tiêu hóa thức ăn, nếu xuống ruột ào ạt, thức ăn sẽ không thấm đều được các enzim ruột. Ngoài ra, ruột nhỏ, nếu thức ăn ào ạt có thể làm tổn thương ruột.

Bình luận (0)
NH
18 tháng 8 2016 lúc 21:51
Ruột non không phải nơi chứa thức ăn mà chủ yếu là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn .Ý nghĩa:Kịp trung hoà tính axít .Có thời gian để các tuyến tuỵ ,tuyến ruột tiết enzim .Đủ thời gian tiêu hoá triệt để thưc ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng
Bình luận (0)
NA
18 tháng 8 2016 lúc 21:52

 Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?

- pH dạ dày thấp, từ 1-2. pH ruột hơi kiềm do nhận NaHCO3 từ mật. 
- Khi thức ăn từ dạ dày qua cơ thắt môn vị xuống ruột non mang một lượng acid từ dạ dạy xuống gây biến đổi pH của ruột làm cơ thắt môn vị ngay lập tức đóng lại. 
- THức ăn được tiêu hóa kỹ lưỡng từng lượng nhỏ một ở ruột non. Khi pH môi trường ruột ổn định trở lại thì cơ thắt môn vị lại mở để đưa thức ăn đi xuống. 

Tác dụng của việc thức ăn xuống từng đợt là tiêu hóa triệt để dinh dưỡng trong thức ăn. 

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
PL
2 tháng 4 2017 lúc 19:29

Bản chất của hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì

Hỏi đáp Sinh học

Các chất trong thức ăn bị biến đổi ntn

- Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là vitamin, nước và muối khoáng.

- Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là gluxit, lipit, prôtêin.

Tại sao các vận động viên thể thao thường có chỉ số nhịp tim trên phút thấp hơn người bình thương mà nhu cầu oxi của cơ thể vẫn đảm bảo

+tim của những người chơi thể thao sẽ khỏe hơn tym của những người bt . Mà tim khỏe thì lực co bóp sẽ mạnh hơn .Khi lực co bóp mạnh thì chỉ cần đập 1 nhịp thôi thì máu đã có thể đi được khắp cơ thể rồi . Ngược lại với người bt , lực co bóp yêu hơn thì phải đập liên tục , nhiều lần mới đc

Bình luận (0)
QD
2 tháng 4 2017 lúc 19:41

Các bước phòng bênh táo bón

Trước hết, cần điều chỉnh một nhận thức sai lầm rất thường gặp là phải đại tiện mỗi ngày mới tốt. Thật ra, chỉ cần đại tiện được dễ dàng và đều đặn, cho dù là 2 hoặc 3 ba ngày một lần cũng vẫn tốt.

Điều quan trọng là phải cố gắng tạo ra một thói quen đại tiện đều đặn. Mỗi ngày dù không có cảm giác muốn đại tiện, nhưng vẫn nên tạo ra thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là khoảng nửa giờ sau khi ăn sáng, khi thức ăn kích thích ruột và bao tử.

Ban đầu, tạo ra thói quen này thường hơi khó khăn, nhưng lập lại đều đặn sau một thời gian sẽ thành lệ. Ngoài ra, nhà vệ sinh nên được giữ gìn sạch sẽ, riêng tư để tạo sự thoải mái cho nhu cầu “đệ tứ khoái”.

Khi thấy có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.

Ngồi chồm hổm kiểu “ị đồng” của ta là rất tốt, hoặc nếu ngồi trên bàn cầu thì đặt hai chân lên cái ghế thấp để tăng áp lực trong bụng, người ngả về phía trước, bàn tay đè vào bụng dưới.

Ngưng lạm dụng thuốc nhuận tràng. Nếu đang dùng các thuốc trị bệnh, nên yêu cầu bác sĩ kiểm soát lại tác dụng phụ của các thuốc ấy, xem có thuốc nào gây táo bón hay không. Nếu có, cần thay thế thuốc hoặc giảm liều lượng, tùy theo sự cân nhắc quyết định của bác sĩ.

Nếu không có các bệnh cần hạn chế tiêu thụ nước như bệnh tim, bệnh thận, nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, để tránh khô nước, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức hay khi đang uống thuốc lợi tiểu, hoặc khi chế độ ăn có nhiều chất xơ.

Không nên uống nhiều cà phê, vì nước này làm đi tiểu nhiều.

Tăng thêm lượng chất xơ trong thức ăn hàng ngày.

Lý do là chất xơ không bị tiêu hóa và được thải nguyên dạng từ bao tử xuống ruột non rồi vào ruột già. Ở ruột già, một số chất xơ được các vi sinh vật làm lên men, hút nhiều nước trong ruột, làm phân trở nên mềm và to hơn, giúp cho ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhờ đó, nguy cơ táo bón giảm rất nhiều.

Vận động cơ thể đều đặn, thích hợp với điều kiện thể lực là việc làm rất tốt ở người cao tuổi. Người nằm bất động cần được đưa ra khỏi giường, đặt ngồi trên ghế nhiều lần trong ngày, giúp đỡ họ cử động chân tay; trở mình qua lại cũng giúp ích nhiều cho việc đại tiện, lại còn tránh hủy hoại da ở lưng vì nằm lâu quá.

Tăng tiêu thụ rau, trái cây, các thực phẩm thiên nhiên có nhiều sinh tố B, đặc biệt B1, dùng thêm sữa tươi hoặc các vi sinh vật lên men như acidophilus ...


Bình luận (0)
GT
Xem chi tiết
HN
31 tháng 5 2017 lúc 19:47

a) - Vị trí: Tuyến giáp nằm dưới sụn giáp, trên sụn khí quản

- Cấu tạo: Nặng chừng 20 - 25 gram, gồm có nang tuyến và tế bào tiết

- Vai trò:

+ Tiết hooc môn Tirôxin (thành phần có I-ốt) ảnh hưởng trao dồi và chuyển hoá các chất ở tế bào

+ Tiết hooc môn Canxitônin cùng với tuyến cận giáp điều hoà canxi và phot pho trong máu.

b) Ý nghĩa: Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày thiếu I-ốt, Tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến, gây bệnh bướu cổ, trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn hoạt động thần kinh kém, trí nhớ kém.

Bình luận (0)
TM
31 tháng 5 2017 lúc 20:22

b) Ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt

-Muối iôt có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ em và ngưới lớn
+Làm cho trẻ em phát triển bình thường,hoạt động thần kinh tốt
-Nguyên nhân thiếu muối iôt:
+Sự hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn,hoạt động tuyến yên bị rối loạn
+Trong khẩu phần ăn hằng ngày ko có iôt
-Hậu quả:
+trẻ em chậm lớn,trí não kém phát triển
+Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút
=>Cần dùng muối iôt trong khẩu phần ăn hàng ngày

Bình luận (0)
TH
2 tháng 6 2017 lúc 12:41

a ) - Vị trí của tuyến giáp : Tuyến giáp là một tuyết nhỏ nằm ở dưới thanh quản, khu vực cổ.

- Cấu tạo của tuyến giáp: Về cấu tạo tuyến giáp chia làm nhiều thuỳ nhỏ do vô số bào tuyến hợp thành. Mỗi một bào tuyến được xem như là một đơn vị tiết. Trong xoang bao tuyến có chứa chất keo do tế bào tuyến (một lớp tế bào biểu bì bao quanh bao tuyến) tiết ra. Bình thường chất keo bắt màu toan tính. Song mỗi loại động vật có độ toan kiềm khác nhau. Trong dịch keo có phức chất iodine chứa men phân giải protein.

- Vai trò của tuyến giáp :Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể đã được chỉ rõ trong hoạt động bình thường của tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất hormone quan trọng là T3, T4 có vai trò thiết yếu đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

b ) Ý nghĩa của cuộc vận động " Toàn dân dùng muối I -ốt ":

Ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt
- Muối iôt có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ em và ngưới lớn.
+Làm cho trẻ em phát triển bình thường,hoạt động thần kinh tốt.
- Nguyên nhân thiếu muối iôt:
+ Sự hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn,hoạt động tuyến yên bị rối loạn
+ Trong khẩu phần ăn hằng ngày ko có iôt.
- Hậu quả:
+ Trẻ em chậm lớn,trí não kém phát triển.
+ Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút.
=>Cần dùng muối iôt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HZ
1 tháng 7 2016 lúc 10:20

-      Hộp sọ phát triển

-      Lồng ngực nở rộng sang hai bên.

-      Cột sống cong ở 4 chổ

-      Xương chậu nở, xương đùi lớn.

-      Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.

-      Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.

-      Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.

-      Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.

Bình luận (0)
MT
30 tháng 3 2021 lúc 21:42

- hộp sọ phát triển, chứa não với thể tích lớn, sọ lớn hơn mặt để đảm bảo cân đối hoạt động của đầu về 4 phía

- cột sống cong 4 chỗ tạo dáng đứng thẳng

- các khớp cổ chân , bàn chân khá chặt chẽ

- xương chi dài,  bàn tay 5 ngón , ngón cái đối diện với các ngón còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầm nắm

- xương chậu nở rộng , xương đùi lớn

- lồng ngực nở rộng 

- xương gót lớn , phát triển về  phiaa sau , bàn chân hình vồm.

( đây là phân tích đăvj điểm nên  phải ghi rõ từng bộ phận , nếu bạn thấy đúng  hãy vote cho mik nha, hơi dài nên bạn thông cảm. Cảm ơn bạn nhiều nha❤❤🌚

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
BT
5 tháng 6 2017 lúc 12:29

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

Bình luận (0)
TN
5 tháng 6 2017 lúc 8:49

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

* Cấu tạo của màng lưới: Màng lưới ( tế bào thụ cảm ) gồm:

– Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

– Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

– Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào non.

– Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác.

Bình luận (1)
AN
6 tháng 6 2017 lúc 8:54

►Cấu tạo của cầu mắt:

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớpmàng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

►Cấu tạo của màng lưới:
Màng lưới ( tế bào thụ cảm ) gồm:

- Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
- Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
- Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào non.
- Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
H24
1 tháng 4 2017 lúc 20:48

Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.

Bình luận (0)
AT
1 tháng 4 2017 lúc 20:50

Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.

Bình luận (1)
OG
1 tháng 4 2017 lúc 21:00

A ko coppy

Vì rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xi náp giữa các tế bào liên quan đến tiểu não. Sự phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng nên vì sao người say rượu thuờng có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.(A chỉ face bài thui)banh

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
PL
20 tháng 4 2017 lúc 21:12

1. Chức năng bảo vệ:

Là hàng rào bảo vệ giữa nội môi và ngoại môi: tránh va chạm, tác hại của những yếu tố có hại như cơ học, lý học, hoá học, vi trùng có hại.

2. Chức năng điều hoà nhịêt độ:

Nhờ một phần xung động từ các cơ quan thụ cảm nhiệt độ ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ ở đồi thị, nhờ hai cơ chế: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.

3. Chức năng bài tiết:

Da có chức năng bài tiết mồ hôi để điều hoà nhiệt độ và thải trừ các chất cặn bã, độc hại cho cơ thể như Urê và bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước.

4. Chức năng dự trữ chuyển hoá.

- Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước.

- Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng các chất muối và các chất điện giải Ca, K, Mg.

- Da cũng chứa nhiều loại men tham da vào sự chuyển hoá các chất trong cơ thể.

5. Chức năng tạo Keratin và Melanin: nhằm bảo đảm cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da.

6. Chức năng cảm giác:

- Cảm giác sờ mó, tỳ ép.

- Cảm giác nóng lạnh.

- Cảm giác đau.

Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.

7. Chức năng miễn dịch: Da có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào.

Bình luận (0)