Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO , Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl 2 và m gam FeCl 3 . Giá trị của m là:
A. 6,50
B. 9,75
C. 7,80
D. 8,75
Để m gam hỗn hợp A gồm Fe, Al (nFe=nAl) ngoài không khí sau 1 thời gian thu được 9,9 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, FeO, Al2O3, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,008 lít hỗn hợp khí N2, N2O, có tỉ khối so với H2 là 18,444. Tìm m
Cho một luồng khí CO (V Lít ở đktc) đi qua ống sứ đựng 18.08 gam Fe2o3 nung nóng.Sau một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 13.92 gam gồm Fe , FeO,Fe3 O4,Fe2 O3. Tính V.
1. Cho 6,96 hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 Khử hoàn toàn hỗn hợp trên bằng khí CO thu được 5,04 gam Fe. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với 6,96 gam hỗn hợp trên.
Cho 9,12 g hỗn hợp gồm FeO , Fe2O3 , Fe3O4 tác dụng với dd HCl dư . Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn , được dd Y ; cô cạn dd Y thu được 7,62 g FeCl2 và m (g) FeCl3 . Tính m ?
Ta có
Coi như trong hỗn hơp chỉ gồm FeO (a)và Fe2O3(b)
Ta có nFeCl2=\(\frac{6,72}{127}\)=0,06(mol)
\(\rightarrow\)nFeO=0,06(mol)
mFeO+mFe2O3=9,12\(\rightarrow\)mFe2O3=4,8(g)
\(\rightarrow\) nfe2O3=\(\frac{4,8}{160}\)=0,03(mol)
\(\rightarrow\)nFecl3=2nFe2O3=0,03.2=0,06(mol)
m=0,06.162,5=9,75(g)
Hỗn hợp A gồm Fe2O3,Fe3O4, FeO với số mol như nhau. Lấy x gam A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho luông khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng là 19.20g gồm Fe, FeO, Fe3O4 vào Fe2O3 dư. cho hỗn hợp này tác dụng với axit HNO3 thu được 2.24 lít khí NO2 duy nhất (đktc). tính giá trị của x,y.
Quy đổi hỗn hợp 19.20g gồm Fe, FeO, Fe3O4 vào Fe2O3 dư.thành Fe và O bạn lập hệ giữa khối lượng và bảo toàn e với No2 tính đc nFe , vì Hỗn hợp A gồm Fe2O3,Fe3O4, FeO với số mol như nhau nên bạn gọi a là mol mỗi oxit và bảo toàn nguyên tố với nFe mk vừa tính đc xong tính đc x bảo toàn khối lượng --> y . nCo=nCo2=y/197
Chúc bạn học tốt!
Cho 70,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng vừa đủ với 11,2 gam CO. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng?
A.64
B.32
C.11
D.55
ta có nCO pư=nCO2 phản ứng=nO(oxit)=0.4 mol.+ phản ứng vừa đủ ==> mFe=moxit-mO
X + CO ---> Fe + CO2
Số mol CO2 luôn luôn = số mol CO = 11,2/28 = 0,4 mol.
Áp dụng ĐLBTKL ta có: 70,4 + 11,2 = m + 44.0,4
Thu được m = 64 gam.
Chia 64,42 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 3 O 4 , CuO, ZnO, Fe 2 O 3 thành hai phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng hết với axit HCl thu được 59,16 gam muối khan.
Phần 2 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H 2 SO 4 loãng thu được
65,41 gam muối khan.
Tính nồng độ mỗi axit trong dung dịch A.
Giả sử trong mỗi phần có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe}=a\left(mol\right)\\n_{Cu}=b\left(mol\right)\\n_{Zn}=c\left(mol\right)\\n_O=d\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> 56a + 64b + 65c + 16d = 32,21
P1:
nO = nH2O = d (mol)
=> nHCl = 2d (mol)
Theo ĐLBTKL: mrắn bđ + mHCl = mmuối + mH2O
=> 32,21 + 73d = 59,16 + 18d
=> d = 0,49 (mol)
P2:
Gọi số mol HCl, H2SO4 là a, b (mol)
nH2O = nO = 0,49 (mol)
Bảo toàn H: a + 2b = 0,98 (1)
Theo ĐLBTKL: mrắn bđ + mHCl + mH2SO4 = mmuối + mH2O
=> 32,21 + 36,5a + 98b = 65,41 + 0,49.18
=> 36,5a + 98b = 42,02 (2)
(1)(2) => a = 0,48 (mol); b = 0,25 (mol)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}C_{M\left(HCl\right)}=\dfrac{0,48}{1}=0,48M\\C_{M\left(H_2SO_4\right)}=\dfrac{0,25}{1}=0,25M\end{matrix}\right.\)
Nung m gam bột Fe trong O2 thu được 11,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư,thu được 1,344 lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm m
Quy đổi hh cr gồm Fe dư và các oxit sắt thành hh chỉ gồm Fe và O vs số mol lần lượt là a và b mol
mhh cr=56a+16b=11,36
KHi cho hh cr tác dụng với HNO3 loãng
nNO=0,06 mol
N+5 +3e => N+2
0,18 mol<=0,06 mol
O +2e =>O-2
b mol=>2b mol
Fe =>Fe+3 +3e
a mol =>3a mol
ne nhường=ne nhận=>0,18+2b=3a
=>a=0,16 và b=0,15
Bảo toàn Fe nFe bđ=0,16 mol=>mFe=8,96g
Hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO. Cho 5,8g A vào 50 gam dung dịch H2SO4 13,72% sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 224 ml H2 (đkc), dung dịch B và 0,92 gam hỗn hợp kim loại. Tính C% của chất tan trong hỗn hợp B.
Ta có: $n_{H_2}=0,01(mol)$
Suy ra $n_{Fe}=0,01(mol)$
Quy hỗn hợp $FeO;Fe_2O_3;Fe_3O_4;CuO$ về Fe; Cu và O với số mol lần lượt là a;b;c(mol)
Theo gt ta có: $n_{H^+}=0,14(mol)$
\(O+2H^+-->H_2O\)
Do đó $c=0,06(mol)$
Suy ra \(\Sigma m_{Fe^{2+};Cu^{2+}}=5,9-0,92-0,06.16=4,02\left(g\right)\)
Bảo toàn gốc kim loại và gốc $SO_4^{2-}$ ta có:
$m_{muoi}=4,02+0,07.96=10,74(g)$
Mặt khác ta có: $m_{dd}=5,8-0,92+50-0,02=54,86(g)$
Từ đó tính được %
cho 3 hỗn hợp : Fe , Fe2O3
Fe , FeO
Fe2O3 , FeO
hãy nhận biết từng hỗn hợp
Trích các mẫu thử
Cho dd HCl vào các mẫu thử nhận ra:
+Ở hh thứ 2 thì dd ko màu;thoát khí
+Ở hh thứ 1 có màu nâu đỏ có thoát khí
+Ở hh thư 3 có màu nâu đỏ ko thoát khí
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
FeO + 2HCl -> FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl -> 2FeCl3 + 3H2O
Cho các hỗn hợp vào dd HCl dư nhận ra :
-Fe,Fe2O3( có khí bay lên, dd màu nâu đỏ:FeCl3)
-Fe,FeO( có khí bay lên, dd ko màu)
-Fe2O3,FeO( ko có khí, dd màu đỏ: FeCl3)
PTHH: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
FeO + 2HCl-> FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl->2FeCl3 + 3H2O