Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Nguyên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 34
Số lượng câu trả lời 15211
Điểm GP 3833
Điểm SP 10878

Người theo dõi (1431)

ND
PD
PD
TP
JW

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tham khảo nhé !

Anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một con người yêu nghề và có lí tưởng sống cao đẹp. Anh quan niệm : " Khi ta làm việc, ta với việc là đôi sao gọi là một mình được .Huống chi công việc của cháu  gian khổ là thật đấy chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất. " Chỉ một câu nói ấy thôi đã đủ để cho ta hiểu anh yêu quý công việc của mình đến mức nào.Thông thường, con người ta thường ngại phải điều chuyển đến một nơi xa làm việc, huống chi anh tanh niên lại là một người trẻ tuổi. Âý vậy mà anh không hề quản ngại công việc gian nan của mình, trái lại anh còn rất yêu quý công việc ấy và hết lòng vì lí tưởng sống mà mình đã lựa chọn. Không chỉ là một người có tình yêu và trách nhiệm với công việc của mình, anh thanh niên còn là một người cực kì khiêm tốn. Tuy anh phải làm việc ở một nơi hẻo lánh, công việc lại vất vả như vậy nhưng chua bao giờ anh đề cao giá trị của mình. Trái lại, anh còn ca ngợi và giới thiệu cho cô kĩ sư và ông họa sĩ những người mà anh cho là xứng đáng hơn mình . Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn. Với anh, công sức mình bỏ ra chưa là gì so với những cố gắng của người khác. Có lẽ vì vậy mà anh càng phấn đấu hơn trong công việc của mình. Không chỉ vậy, anh còn là một người có tấm lòng rộng mở , hiếu khách và biết quan tâm những người xung quanh. Sống một mình giữa núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện và luôn cảm thấy thèm người.Anh thanh niên đã tiếp đón những người đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng chân thành, cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp.Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được , tặng cho cô kĩ sư bó hoa mình tự trồng.Đó chính là những biểu hiện của phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên- một trong những điều đáng quý có ở anh.

Câu trả lời:

Tham khảo nhé !

Cuối những năm 2019, đại dịch covid đã bùng nổ ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó lan rộng ra toàn cầu trong đó có Việt Nam. Để giảm thiểu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, các bác sĩ đã cố gắng hết sức mình. Thậm chí, có những bác sĩ đã về hưu nhưng khi đất nước cần, họ sẵn sàng xung phong ra tiền tuyến. Với đức hi sinh cao cả, họ đã không ngừng làm việc để cứu chữa bệnh nhân. Hơn hết, họ còn không gặp người nhà của mình vì lo sợ chính họ sẽ lây lan cho người thân. Bên cạnh đó, không quản ngày đêm, không màng hiểm nguy, tính mạng, các bác sĩ đã nỗ lực vừa chăm sóc bệnh nhân vừa nghiên cứu để tìm ra vắc xin, liều thuốc chữa trị kịp thời. Kể làm sao được hết công lao to lớn của họ trong cuộc chiến chống dịch truyền nhiễm. Ấy thế mà cạnh bên những người bày tỏ lòng biết ơn, ca ngợi, tự hào về những người lính áo trắng vẫn còn có những kẻ chà đạp thậm chí là ruồng rẫy họ. Những kẻ đó cho rằng không được tiếp xúc với bác sĩ và người nhà có họ vì đó là "mầm bệnh". Thật là đáng xấu hổ và bị trừng trị bởi pháp luật. Chống dịch như chống giặc, mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay đoàn kết, xây dựng bức tường thành kiên cố để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, chiến thắng nó như dân tộc ta đã từng nhiều lần chiến thắng trước đó. 

Câu trả lời:

Tham khảo nhé !

 

Tôi là Trương Sinh, quê ở Nam Xương. Trong làng có người con gái xinh đẹp, nết na. Tôi hài lòng về vợ mình lắm, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp, thùy mị như vậy sẽ nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn, gia đình tôi luôn được êm đềm, yên ấm. Bởi vậy, tôi càng yêu nàng hơn.

Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc chẳng được bao lâu, chiến tranh xảy ra, tôi đứng đầu trong danh sách đi lính. Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Những năm tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh nhanh kết thúc để tôi được trở về bên gia đình.

Ba năm chiến tranh qua đi, tôi về nhà lòng đầy hứng khởi, mong nhớ. Nhưng ngày tôi về lại ấp xuống biết bao tai họa. Mẹ tôi vì thương nhớ tôi quá nhiều mà sinh bệnh nên đã mất. Tôi bế đứa con nhỏ hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản khóc lớn, không chịu đi cùng tôi, tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên, sững sờ, tim bỗng nhói đau, máu ghen trong người nổi lên, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Thằng bé hồn nhiên đáp lại:

- Đêm nào cũng có một người đến, mẹ ngồi người đó cũng ngồi, mẹ đi người đó cũng đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đản cả.

Đến giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, vợ tôi thảo hiền, nết na chỉ là cái vỏ bề ngoài. Tôi đi lính đã lập tức thất tiết với tôi. Tôi nổi giận đùng đùng, về nhà đánh đuổi vợ tôi đi. Nàng tha thiết van xin:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Nhưng những lời nàng đối với tối lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phát đi và dùng những lời lẽ đay nghiến, trì triết để đuổi nàng đi. Giá lúc ấy tôi bình tĩnh hơn, nói rõ nguyên do cho nàng giải thích thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh li tán như ngày hôm nay.

Uất ức vì không được giãi bày, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và tìm đến bến sông Hoàng Giang để tự vẫn nhằm minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ sự tình nhưng biết vợ tự vẫn cũng hết sức đau lòng, tôi ra bến sông để vớt xác nhằm chôn cất nàng chu đáo nhưng không tài nào tìm thấy, tôi và con đành trở về nhà.

Cuộc sống một mình gà trống nuôi con quả chẳng dễ dàng, đêm ấy tôi thắp đèn bỗng bé Đản reo lớn:

- Cha Đản lại đến kìa. Chính là người cha vẫn đến cùng mẹ đó.

Bấy giờ tôi mới biết mình đã nghi oan cho vợ. Trong những ngày xa tôi, vì thương nhớ và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đản được nhận tình yêu đủ đầy của cha và mẹ mà nàng đã trỏ bóng mình bảo cha Đản. Tôi lại ghen tuông mù quáng, nghe lời đứa trẻ ngây thơ, không tìm hiểu rõ nguồn cơn nên đã gây nên cái chết oan nghiệt cho nàng. Tôi ân hận lắm.

Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua. Bỗng một hôm Phan Lang người cùng làng tôi mang chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng đến và nói lời Vũ Nương nhắn gửi, bảo tôi lập đàn giải oan trên sông, đốt cây đăng chiếu xuống nước để Vũ Nương trở về. Tôi nghe xong bán tín bán nghi, nhưng nhìn chiếc hoa đúng là của vợ tôi thật. Tôi đành lập một đàn giải oan trên sông, Vũ Nương trở về thật, nhìn thấy tôi nàng đã nói:

- Thiếp cảm tạ tấm lòng chàng, ơn đức Linh Phi cứu mạng thiếp đã hứa sẽ ở đó cùng Linh Phi, sông chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về nhân gian được nữa.

Tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi nàng, Vũ Nương đã biến mất...

Nàng trở về chẳng hề trách cứ, oán thán tôi một lời. Điều ấy càng làm tôi đau đớn, day dứt hơn. Chỉ một phút nóng nảy, chỉ vì tính ghen tuông tôi đã cướp đi tình yêu thương của mẹ mà bé Đản vốn được hưởng, và tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình, mất người vợ thảo hiền, dịu dàng. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ, và mãi mãi không quên nàng.