nêu điểm giống nhau và khác nhau của mô mỡ và mô máu
nêu điểm giống & khác nhau giữa mô mỡ và mô máu về cấu tạo , chức năng ?
Tham khảo :
* Giống nhau:
- Đều thuộc mô liên kết
- Nằm rải rác trong chất nền
- Có chức năng liên kết và dinh dưỡng các cơ quan
* Khác nhau:
- Mô mỡ:
+ Có dạng khối mềm, tạo thành mô dự trữ ở dưới da hay bao quanh một số cơ quan
+ Tạo chất dự trữ, tạo năng lượng, bảo vệ cơ thể, chức năng đệm, điều hòa thân nhiệt
- Mô máu:
+ Ở thể dịch vận chuyển trong hệ tuần hoàn máu
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng, khí oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, khí cacbonic từ tế bào tới cơ quan bài tiết
Sự khác nhau và giống nhau giữa máu,nước mô và bạch huyết
Hãy nêu sự giống và khác nhau của mô hình chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh.
Tham khảo:
Giống nhau:
- Tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Đề cao một cách tiếp cận bền vững và hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi.
- Tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi.
Sự khác nhau:
- Mô hình chăn nuôi bền vững tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đề cao việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đặc biệt chú trọng đến quy trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành.
1. Tại sao tế bào có hình dạng khác nhau? 2. Máu ( gồm huyết tương, các tế bào máu ) thuộc mô gì? Vì sao lại xếp vài mô đó? 3. Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân, tim giống, khác nhau ở điểm nào? 4. Tế bào cơ trơn có hình dạng, cấu tạo ntn?
1. Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau.
2. Máu thuộc mô liên kết. Vì máu có thành phần cấu tạo của mô liên kết đó là các tế bào nằm rải rác trong cơ thể, có chức năng đệm.
3. <Giống nhau> tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân
<Khác nhau> tế bào cơ tim tạo thành cơ tim, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
tế bào cơ vân, gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
4. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
Quan sát Hình 20.5 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng. Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
* Các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Tiệt trùng: nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng.
* Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng:
So sánh | Phương pháp thanh trùng | Phương pháp tiệt trùng |
Giống nhau | - Đóng gói hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC. | |
Khác nhau | - Nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây. - Bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC. | - Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây. - Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
|
Quan sát Hình 8.3, mô tả sự giống và khác nhau của phương pháp hàn hồ quang tay và hàn hơi.
- Giống nhau: có phần 2 và 3 là que hàn và vật hàn
- Khác nhau:
+ Hàn hồ quang: có ba phần, trong đó phần 1 là kim hàn
+ Hàn hơi: có năm phần, trong đó phần 1 là mỏ hàn, phần 4 là ống dẫn khí oxygen và phần 5 là ống dẫn khí đốt
hãy phân biệt điểm khác nhau giữa mô biểu bì mô cơ và mô liên kết
Về cấu tạo
- Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái, ...
- Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền (như mô sụn, mô sợi, mô xương, mô mỡ và mô máu).
Về chức năng
- Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
- Còn mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
- Mô liên kết còn gồm mô máu vì mô máu có các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền (huyết tương).
1. Vì sao mỗi NST được mô tả ở kỳ giữa của nguyên phân lại gồm hai nhiễm sắc tử chị em? Hai phân tử ADN trong hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống nhau trong trường hợp nào và khác nhau trong trường hợp nào? Nêu những trường hợp khác nhau đó.
2. Những sự kiện nào trong giảm phân có thể tạo ra biến dị di truyền?
1) mỗi NST được mô tả ở kỳ giữa của nguyên phân lại gồm hai nhiễm sắc tử chị em vì ở kì trung gian , nhiễm sắc thể đơn nhân đôi thành nhiêm sắc thể kép gồm 2 cromatit chị em (nhiễm sắc tử chị em)
Hai phân tử ADN trong hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống nhau trong trường hợp quá trình nhân đôi diễn ra bình thường, không đột biến
và khác nhau trong trường hợp xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi ở kì trung gian
2)Những sự kiện trong giảm phân có thể tạo ra biến dị di truyền
- Tiếp hợp trao đổi chéo ở kì đầu I
- Sự tổ hợp phân li cùng nhau của các NST không tương đồng ở kì sau I
1.Các nhiễm sắc thể chị em cũng gọi là các nhiễm sắc tử chị em là những nhiễm sắc thể tương đồng có cùng một nguồn gốc của bố (thì không của mẹ) hoặc của mẹ (thì không của bố).
2.
Sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân tạo ra biến dị di truyền là quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I : Các NST tiến lại gần nhau tiếp xúc với nhau và tiến hành trao đổi đoạn giữa NST trong cặp NST tương đồng
1.
Các nhiễm sắc thể chị em cũng gọi là các nhiễm sắc tử chị em là những nhiễm sắc thể tương đồng có cùng một nguồn gốc của bố (thì không của mẹ) hoặc của mẹ (thì không của bố).
2.
Quá trình giảm phân tạo ra biến dị di truyền:
- Kì trung gian : các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn , tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép .
- Kì đầu : các nhiễm sắc thể kép bắt đàu co ngắn . Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp . Tại kỳ này có thể xảy ra quá trình trao đổi đọan giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng ( cơ sở của hiện tượng hoán vị gen ).
- Kì giữa :các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .
- Kì sau : các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào .
- Kì cuối : các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào .
- Màng nhân và nhân con xuất hiện , tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội khác nhau về nguồn gốc .
Hãy mô tả mô hình hoạt động của thư điện tử. Mô hình này có điểm gì giống và khác với mô hình chuyển thư truyền thống?
– Mô hình hoạt động của thư điện tử là:
+ Người gửi viết thư và ghi địa chỉ người nhận;
+ Người dùng gửi thư cho máy chủ thư điện tử;
+ Máy chử thư điện tử chuyển vận thư điện tử nhờ Internet;
+ Máy chủ thư điện tử nhận thư và gửi cho người nhận.
– Những điểm giống và khác với mô hình thư truyền thống
+ Giống nhau: Việc gửi và nhận thư đều qua 4 bước;
+ Khác nhau: Mô hình chuyển thư truyền thống được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau, còn thư điện tử được thực hiện bằng Internet.
Hãy mô tả mô hình hoạt động của thư điện tử. Mô hình này có điểm gì giống và khác với mô hình chuyển thư truyền thống?
- Mô hình hoạt động của thư điện tử là:
+ Người gửi viết thư và ghi địa chỉ người nhận;
+ Người dùng gửi thư cho máy chủ thư điện tử;
+ Máy chử thư điện tử chuyển vận thư điện tử nhờ Internet;
+ Máy chủ thư điện tử nhận thư và gửi cho người nhận.
- Những điểm giống và khác với mô hình thư truyền thống
+ Giống nhau: Việc gửi và nhận thư đều qua 4 bước;
+ Khác nhau: Mô hình chuyển thư truyền thống được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau, còn thư điện tử được thực hiện bằng Internet.