Những câu hỏi liên quan
MD
Xem chi tiết
Y
1 tháng 5 2019 lúc 20:46

Bn cx đg dần biến bản thân mk thành phần tử thất bại của hoc24 như họ đấy !!!ucche

Bình luận (0)
VL
1 tháng 5 2019 lúc 20:46

yeu

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TS
27 tháng 11 2018 lúc 22:39

1. Mở bài:

Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

Ông bà nội, ngoại, với chồng con ... Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ Liên hệ bản thân ... lời hứa.
Bình luận (2)
MN
28 tháng 11 2018 lúc 5:30

Bạn tham khảo bài này

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..."

Mỗi lần nghe câu hát trên, lòng tôi lại dâng trào cảm xúc và bắt đầu suy nghĩ về công lao và tình yêu của mẹ đối với con cái. Thật vậy, lòng mẹ bao la làm sao kể được!!!Đối với tôi, tôi yêu mẹ nhất trong gia đình. Mẹ rất quan tâm, chăm lo và yêu thương gia đình, nhất là con cái và không có người phụ nữ nào trên thế gian có thể sánh bằng mẹ được.

Là một học sinh lớp 7, tôi thật sự phải đi học rất nhiều. Đến trường học rồi về nhà lại học, chẳng có thời gian tôi để ý đến mẹ hay tâm sự với mẹ lời nào. Nhưng bây giờ, khi nhìn mẹ, tôi ngạc nhiên vô cùng. Ngày xưa, mẹ rất đẹp với một mái tóc dài thướt tha. Mỗi lần ôm mẹ, tôi lại chăm chú nhìn vào mái tóc ấy và nghịch. Lúc nào mùi hương của mái tóc mẹ cũng đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm. Giờ đây, mái tóc mẹ đã lấm tấm những sợi tóc bạc trắng rồi. Phải chăng đấy là những sợi tóc yêu thương mà mẹ đã gởi gắm tình cảm của mình vào đấy?Ôi, mái tóc mẹ, nhớ làm sao! Làn da mẹ không còn trắng và mịn như trước mà bây giờ đã rám dần đi theo năm tháng vì tần tảo chăm sóc cho gia đình. Ôi, mẹ của con! Tôi thích nhất là ánh mắt và nụ cười của mẹ. Dù ngoại hình có thay đổi, mái tóc đã ngả màu, ánh mắt và nụ cười mẹ vẫn vậy. Ánh mắt mẹ vẫn luôn tràn ngập yêu thương, vẫn luôn dõi theo tôi từng bước trong cuộc đời. Còn nụ cười mẹ là ánh sao, là tia sáng giúp tôi quân đi cái căng thẳng, mệt mỏi trong học tập. Ôi, mẹ tôi ơi!

Mẹ tôi là một người rất tốt bụng và yêu thương con cái. Tôi nhớ nhất những lần tôi bị bệnh, mẹ luôn ân cần chăm sóc cho tôi. Mẹ cố gắng nấu ăn thật ngon, tìm những món ăn thật bổ dưỡng để tôi chóng hết bệnh. Hàng đêm, mẹ luôn ngồi bên tôi để canh giấc ngủ cho tôi. Mẹ có lúc không ngủ vì sợ tôi sốt. Nhưng bây giờ, mẹ tôi bệnh, tôi lại không thể nào ở bên mẹ hay chăm sóc mẹ được. Tôi hối hận làm sao! Tôi còn nhớ mỗi buổi tối, mẹ lại dạy cho tôi học. Trước khi tôi vào lớp Một, mẹ đã dạy tôi đọc chữ, dạy tôi viết và làm toán. Mẹ còn dạy tôi về rất nhiều điều trong cuộc sống và thiên nhiên. Mẹ kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện và truyền kinh nghiệm sống cho tôi. Nhờ mẹ, tôi mới được như ngày hôm nay. Tôi yêu mẹ làm sao! Bước vào cấp hai, việc học của tôi càng căng thẳng, tôi ít khi chia sẻ với mẹ nhưng mẹ luôn biết việc học của tôi. Mẹ bảo tôi đó là vì "mẫu tử liền tâm". Những lúc tôi đạt điểm kém, mẹ chẳng bao giờ la mắng mà luôn luôn an ủi tôi. Những lúc ấy, nỗi buồn của tôi như tan biến mất. Những đám mây nặng trĩu trong đầu tôi như bay đi hết. Những lúc tôi có điểm tốt, mẹ cũng rất vui và khen tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc làm sao! Mẹ tôi cũng là một người phụ nữ rất nhân hậu. Mẹ luôn giúp đỡ những người hàng xóm khi họ cần giúp đỡ và dạy tôi phải biết yêu thương mọi người. Tôi khâm phục mẹ quá!

Trong cuộc đời này, không ai có thể sống mãi cả. Mẹ tôi cũng vậy. Tôi biết có lúc mẹ sẽ xa tôi, không thể cùng tôi đi hết cuộc đời này. Đến lúc ấy, tôi biết phải làm sao đây. Mẹ tôi thường dạy niềm vui nhất của một người mẹ là khi thấy con mình học giỏi thành đạt, mà niềm vui càng nhiều thì mẹ sẽ càng sống lâu. Để mẹ sống lâu, tôi sẽ cố gắng học thật giỏi, yêu thương mẹ thật nhiều và sẽ không bao giờ để những nếp nhăn hay nỗi buồn lại xuất hiện trên khuôn mặt thân thương của mẹ.

Mẹ là người tôi yêu thương nhất trên đời. Mẹ như một tia sáng soi sáng đời tôi. Mẹ như một vì sao dẫn dắt tôi đi trong cuộc đời. Mẹ là người bạn thân nhất của tôi. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt, thật giỏi để mẹ vui lòng và luôn cố gắng mang đến niềm vui cho mẹ.

"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?"

Bình luận (0)
TP
28 tháng 11 2018 lúc 10:37

Mở bài:

- Giới thiệu về mẹ.

Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

Thân bài:

- Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.

- Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).

- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).

- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.

- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).

- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).

- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).

Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.

Bình luận (0)
MD
Xem chi tiết
HV
21 tháng 5 2019 lúc 19:35

mỹ dung đi xuống là sao?mình thấy hoc24 đang ngày càng phát triển đấy chứ ,chẳng hạn như là CTV ngày càng siêng năng hơn này ,số lượng thành viên ngày càng tăng ,on nhiều hơn mỗi ngày ,tích cực giúp bạn trả lời đấy chứ ,thầy cô và Ctv ngày càng nghiêm minh hơn,ý bạn là sao? Bạn có thể nói rõ hơn ko. Bạn đang muốn nói gì đến mầy bạn Ctv như @Nguyễn Trần Thành Đạt,@Ma Đức Minh,@Thảo Phương,hay sao vậy

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TD
30 tháng 7 2018 lúc 17:07

yehhh. Có mik kìa ahiahi :))

Bình luận (0)
TD
30 tháng 7 2018 lúc 17:07

Comment đầu.

Bình luận (0)
H24
30 tháng 7 2018 lúc 18:58

:") CTV nào cho vào câu hỏi hay đi

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
NH
15 tháng 9 2018 lúc 20:01

Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tên với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hay những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có ảnh và có khẩu hiệu \"Thi đua dạy tốt, học tốt\", \"5 điều bác Hồ dạy\" và \"Tiên học lễ hậu học văn\".

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua \"dạy tốt học tốt\ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.

Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

Bình luận (0)
QT
Xem chi tiết
SY
17 tháng 3 2019 lúc 9:23

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


Bình luận (0)
TL
17 tháng 3 2019 lúc 10:34

[Tham khảo]

Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

Bình luận (0)
TP
17 tháng 3 2019 lúc 18:14

1.MB:
- Dẫn dắt:XH mún phát triển phải cần đến nhân tài<=Đào tạo nhân tài ko phải ngáy 1 ngáy 2 mờ cần nhíu thời gian,nhất là phải có phương pháp hoc phù hợp.Một trong những cách học được áp dụng ở nhíu nơi trên thế giới và cho hịu war rất cao là:học đi đôi với hành
- Ở VN,ngay từ thế kỉ XVIII,Nguyễn Thiếp trong 1 bài tấu gửi vua Quang Trung đã đề cập đến phương pháp hoc tập đúng đắn nei`.
-Nêu vấn đề nghị luận:Ngày nay,trên đà phát triển của xã hội,phương pháp hoc tap nei` vẫn còn nguyên giá trị.
2.TB:
* Mục đích học:
-Biết rõ đạo(đạo lí làm người,đối xử giữa người với người)
-Xây dựng đất nước
*Phương pháp học:
-Từ thấp đến cao
-Học rộng,hỉu sâu
-Học đi đôi với hành
=>Tác dụng:đất nước sẽ có nhìu nhân tài=>phát triển
*Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
-Giải thích:
."Học":là sự tích lũy về tri thức
."Hành":là vận dụng lí thuyết vào cuôc sống hay để làm bài tập
(Neu ra 1 số dẫn chứng trong cuộc sống.VD:đối với 1 bác sĩ,cả lí thuyết và thực hành đều quan trong như thja' nèo....)
.Tai sao học phải đi đôi với hành?
Cần phải kết hợp giữa học và hành vì dei là phương pháp hoc tập đúng đắn
3.KB:-Khái quát lại vấn đề nghị luận:Học-hành là 1 phương pháp thật sự đúng đắn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 10 2017 lúc 18:17

a, Cây hồng rất sai quả.

=> Quả: Từ nhiều nghĩa.

b, Mỗi người có 1 quả tim.

=> Quả: Từ nhiều nghĩa.

c, Quả đất quay xung quanh mặt trời.

=> Quả: Từ nhiều nghĩa.

Bình luận (1)
H24
29 tháng 10 2017 lúc 9:23

nhiều nghĩa

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
TS
21 tháng 12 2018 lúc 21:23

Nội dung : Qúa trình hình thành lên nguyên liệu làm cốm ( lúa non) Hay nói cách khác là nguồn gốc cốm mà do diệu linh nói r nên cải biên chút

Bình luận (0)
TL
21 tháng 12 2018 lúc 20:55

Đâu bác -_-

Bình luận (1)
TL
21 tháng 12 2018 lúc 20:55

 Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DT
17 tháng 12 2017 lúc 12:05

I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.

4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

Tham Khảo!

Bình luận (1)
H24
17 tháng 12 2017 lúc 13:20

I. Mở bài:

Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
ND
17 tháng 12 2017 lúc 13:36

I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

Bình luận (0)