cho (O) ,A nằm bên ngoài đường tròn .Gọi mM là trung điểm của AO vẽ (M;MO) cắt (O) tại B và C
CMR: AB và AC là tiếp tuyến của (O)
Cho (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (M,N là tiếp điểm ) . Gọi H là giao điểm của AO và MN.
a, C/m OA vuông góc MN tại H
b, vẽ đường kính MC. C/m NC // AO
c, Gọi D là giao điểm thứ hai của AC với (O), c/m AD.AC=AH.AO
d, Gọi I là trung điểm của CD, MN cắt OI kéo dài tại S. C/m SC là tiếp tuyến của (O)
Giups mình ý d với ạ
a: Xét (O) có
AM là tiếp tuyến
AN là tiếp tuyến
Do đó: AM=AN
hay A nằm trên đường trung trực của MN(1)
Ta có: OM=ON
nên O nằm trên đường trung trực của MN(2)
Từ (1) và (2) suy ra AO là đường trung trực của MN
hay AO⊥MN(3)
b: Xét (O) có
ΔMNC nội tiếp
MC là đường kính
Do đó: ΔMNC vuông tại N
=>MN⊥NC(4)
Từ (3) và (4) suy ra OA//CN
c: Xét (O) có
ΔMDC nội tiếp
MC là đường kính
Do đó:ΔMDC vuông tại D
Xét ΔMAC vuông tại M có MD là đường cao
nên \(AD\cdot AC=AM^2\left(5\right)\)
Xét ΔMOA vuông tại M có MH là đường cao
nên \(AH\cdot AO=AM^2\left(6\right)\)
Từ (5) và (6)suy ra \(AD\cdot AC=AH\cdot AO\)
Cho đường tròn tâm O bán kính R và một điểm A nằm ngoài đường tròn . Qua A kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn ( B là tiếp điểm ) . Vẽ tia Ax nằm giữa tia AB và tia AO cắt đường tròn (O) tại hai điểm C và D ( C nằm giữa A và D ) . Gọi M là trung điểm của dây CD , kẻ BH vuông góc với AO tại H .
a, Tính tích OH.OA theo R
b, chứng minh 4 điểm A , B , M , O cùng thuộc một đường tròn
c, Gọi E là giao điểm của OM với HB . Chứng minh ED là tiếp tuyến của đường tròn ( O;R )
a: OH*OA=OB^2=R^2
b: ΔOCD cân tại O
mà OM là trung tuyến
nên OM vuông góc với CD
Xét tứ giác OMBA có
góc OMA=góc OBA=90 độ
nên OMBA là tứ giác nội tiếp
c: Xét ΔOHE vuông tại H và ΔOMA vuông tại M có
góc MOA chung
Do đó: ΔOHE đồng dạng với ΔOMA
=>OH/OM=OE/OA
=>OM*OE=OH*OA=R^2=OC^2=OD^2
=>ΔODE vuông tại D
=>DE là tiếp tuyến của (O)
Cho đường tròn O và điểm A nằm ngoài đường tròn. Vẽ tiếp tuyến AB, AC. AO cắt BC tại M
a) c/m AO⊥BC
b) vẽ đường kính BE và AE cắt đường tròn tại F. Gọi G là trung điểm của EF, OG cắt BC tại H. c/m OM.OH= OH.OG
c/ C/m EH là tiếp tuyến của đường tròn tâm O
Cho đường tròn (O;R) và M là một điểm nằm bên ngoài đường tròn. Từ M vẽ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn (O) tại A và B. Qua M vẽ cát tuyến MCD ( C nằm giữa M và D ). Gọi I là trung điểm của C và D . Chứng minh rằng: a) AIOB nội tiếp đường tròn b) gọi K là trung điểm của AM. Tia BK cắt (o) tại điểm thứ 2 là P. Tia MP cắt (o) tại điểm thứ 2 là N. Chứng minh: MC.MD=MD.MN
Từ điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O ) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC lần lượt tại B, C của (O ) .
1) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn.
2) Vẽ hai đường kính BD, CE của (O ) , gọi I là giao điểm của AO và BC, gọi F là giao điểm của đường thẳng DI và (O ) , với F khác D. Chứng minh ba điểm A, E, F thẳng hàng.
giúp vs ạ!!!
1: góc ABO+góc ACO=180 độ
=>ABOC nội tiếp
2: Xét (O) có
AB,AC là tiếp tuyến
=>AB=AC
mà OB=OC
nên OA là trung trực của BC
=>OA vuông góc BC
góc EBC=1/2*sđ cung EC=90 độ
=>EB vuông góc BC
=>EB//OA
góc BCD=1/2*sđ cung BD=90 độ
=>CD vuông góc BC
=>CD//OA
=>góc AiF=góc CDF
=>góc AIF=góc ACF
=>AFIC nội tiếp
=>góc AIC=góc AFC=90 độ
góc AFC+góc EFC=90+90=180 độ
=>E,F,A thẳng hàng
Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) vẽ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (O;R) . Gọi H là giao điểm của AO và BC.
a) Chứng minh AO là đường trung trực BC
b) Vẽ đường kính CD của đường tròn (O) , AD cắt đường tròn (O) tại E. Chứng minh \(AB^2=AE.AD\)
c) Tiếp tuyến E của đường tròn (O) cắt AB , AC lần lượt tại M và N . Chứng minh chu vi \(\Delta ANM=AB+AC\)
d) MN cắt AO tại I , EO cắt BC tại P . Chứng minh \(AE//IP\)
a: Xét (O) có
AB,AC là các tiếp tuyến
Do đó: AB=AC
=>A nằm trên đường trung trực của BC(1)
Ta có: OB=OC
=>O nằm trên đường trung trực của BC(2)
Từ (1) và (2) suy ra AO là đường trung trực của BC
b: AO là đường trung trực của BC
=>AO\(\perp\)BC tại H và H là trung điểm của BC
Xét (O) có
\(\widehat{ABE}\) là góc tạo bởi tiếp tuyến BA và dây cung BE
\(\widehat{EDB}\) là góc nội tiếp chắn cung BE
Do đó: \(\widehat{ABE}=\widehat{EDB}\)
Xét ΔABE và ΔADB có
\(\widehat{ABE}=\widehat{ADB}\)
\(\widehat{BAE}\) chung
Do đó: ΔABE đồng dạng với ΔADB
=>\(\dfrac{AB}{AD}=\dfrac{AE}{AB}\)
=>\(AB^2=AD\cdot AE\)
c: Xét (O) có
MB,ME là các tiếp tuyến
Do đó: MB=ME
Xét (O) có
NE,NC là các tiếp tuyến
Do đó: NE=NC
Chu vi tam giác AMN là:
\(AM+MN+AN\)
\(=AM+ME+EN+AN\)
\(=AM+MB+AN+NC\)
=AB+AC
cho đường tròn tâm O bán kính R . Từ điểm A bên ngoài đường tròn ( O ) vẽ tiếp tuyến AM của đường tròn ( M là tiếp điểm ) và cát tuyến ABC ( B nằm giữa A và C ) . Gọi I là trung điểm của BC
a) BCOH nt
b) Cho OA = R căn 2 . Tính diện tích phần tam giác AOM nằm ngoài ( O ) theo R
1. Cho đường tròn (A;1cm) và (B;1cm). Điểm A nằm trên đường tròn tâm B. Gọi C là điểm nằm trên cả 2 đường tròn tâm A và tâm B. Giải thích tại sao AB=BC=CA.
2. Cho đoạn thẳng AB=4cm. Hãy nêu cách vẽ điểm M sao cho MA=3cm, MB=2cm.
3. Cho đoạn thẳng Ab=4cm. Gọi O là trung điểm của nó. Vẽ đường tròn (O;1cm) cắt đoạn OA tại M, cắt đoạn OB tại N.
a) Điểm M có là trung điểm của đoạn OA không?
b) Điểm N có là trung điểm của đoạn OB không?
c) Vẽ đường tròn có tâm trên đoạn thẳng AB có bán kính 2cm sao cho điểm M nằm bên trong đường trong, điểm N nằm bên ngoài đường tròn.
từ điểm A nằm ngoài đường tròn O , vẽ các tiếp tuyén AB,AC ( B,C là các tiếp điểm ) . gọi H là giao điểm AO và BC . vẽ cát tuyến ADE của đường tròn O ( D nằm giữa A và E , tia AE nằm giữa 2 tia AB và AO)
A/ chứng minh H là trung điểm BC và ABOC là tứ giác nội tiêp
B/ chứng minh góc OEH = góc HDO
C/ lấy điểm F tren đường tròn O sao cho HO là tia phân giác của góc EHF . chứng minh EF song song BC
thankkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
a) Xét tứ giác ABOC có
\(\widehat{OBA}+\widehat{OCA}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)
Do đó: ABOC là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
Xét (O) có
AB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)
AC là tiếp tuyến có C là tiếp điểm(gt)
Do đó: AB=AC(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Ta có: OB=OC(=R)
nên O nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: AB=AC(cmt)
nên A nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra OA là đường trung trực của BC
hay OA\(\perp\)BC
Xét ΔOBC có OB=OC(=R)
nên ΔOBC cân tại O(Định nghĩa tam giác cân)
mà OH là đường cao ứng với cạnh BC
nên H là trung điểm của BC(Đpcm)
b) Vì AB là tiếp tuyến \(\Rightarrow\angle ABD=\angle AEB\) (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng góc nội tiếp chắn cung đó)
Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta AEB:\) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\angle ABD=\angle AEB\\\angle EABchung\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\Delta ABD\sim\Delta AEB\left(g-g\right)\Rightarrow\dfrac{AB}{AE}=\dfrac{AD}{AB}\Rightarrow AB^2=AD.AE\)
mà \(AB^2=AH.AO\) (hệ thức lượng) \(\Rightarrow AD.AE=AH.AO\Rightarrow\dfrac{AD}{AO}=\dfrac{AH}{AE}\)
Xét \(\Delta AHD\) và \(\Delta AEO:\) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{AD}{AO}=\dfrac{AH}{AE}\\\angle EAOchung\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\Delta AHD\sim\Delta AEO\left(c-g-c\right)\Rightarrow\angle AHD=\angle AEO\)
\(\Rightarrow DHOE\) nội tiếp \(\Rightarrow\angle OEH=\angle ODH\)
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A vẽ 2 tiếp tuyến AB, AC của đường tròn (O) (B và C là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của AO và BC. Qua A vẽ cát tuyến ADE của đường tròn (O) (D và E thuộc đường tròn (O)) sao cho AE cắt HB tại I. Gọi M là trung điểm của dây cung DE.
a)Chứng minh: tứ giác OHDE nội tiếp đường tròn
b) Trên tia đối của tia HB lấy điểm F sao cho H là trung điểm của DF. Tia AO cắt đường thẳng EF tại K. Chứng minh IK song song DF