Hai chất C H 3 - C H 2 - O H và C H 3 - O - C H 3 khác nhau về điểm gì?
A. Công thức cấu tạo
B. Công thức phân tử
C. Số nguyên tử cacbon
D. Tổng số liên kết cộng hóa trị
Viết CTCT có thể có của các phân tử hợp chất sau: C 4 H 10 ; C 5 H 12 ; C 3 H 6 ; C 2 H 6 O ; C 3 H 8 O; C 4 H 9 Cl.
Cho các chất sau: NaOH, MgSO 4 ; KH 2 PO 4; NO 2 ; Fe(OH) 3; CO; H 2 S; SO 2; CuO; Na 2 O;
Fe 3 O 4 ; Ba(NO 3 ) 2 ; H 2 SO 4 ; Cu(OH) 2
a. các chất trên thuộc loại chất nào?
b. Chất nào phản ứng với H 2 ; O 2 ; H 2 O
Cho các hợp chất sau : NaHCO3;C2H2;C6H12O6;C6H6;C3H7Cl;MgCO3;C2H4O2;CO
a)Trong các hợp chất trên hợp chất nào là hợp chất vô cơ,hợp chất nào là hợp chất hưu cơ
b)Phân loại các hợp chất hữu cơ
a,
- Vô cơ: NaHCO3, MgCO3, CO
- Hữu cơ: C2H2, C6H12O6, C6H6, C3H7Cl, C2H4O2
b,
- Hữu cơ:
+ Hidrocacbon: C2H2, C6H6
+ Dẫn xuất hidrocacbon: C6H12O6, C3H7Cl, C2H4O2
1)Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và P2O5
b) Hai chất khí không màu là SO2 và O2
Viết các phương trình hóa học.
2) Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.
a) CaO, CaCO3; b) CaO, MgO.
Viết phương trình hóa học
3) Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ?
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Viết các phương trình hóa học.
1)
a) Cho nước vào hai ống nghiệm có chứa CaO và P2O5. Sau đó cho quỳ tím vào mỗi dung dịch:
- dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dung dịch bazơ, chất ban đầu là CaO.
- dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là dung dịch axit, chất ban đầu là P2O5
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
b) Dẫn lần lượt từng khí vào dung dịch nước vôi trong, nếu có kết tủa xuất hiện thì khí dẫn vào là SO2
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Nếu không có hiện tượng gì thì khí dẫn vào là khí O2. Để xác định là khí O2 ta dùng que đóm còn than hồng, que đóm sẽ bùng cháy trong khí oxi.
2)
a) Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước,
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan không tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO3
Phương trình hóa học:
CaO + H2O → Ca(OH)2
b) Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước,
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan không tan và không nóng lên, chất cho vào là MgO
Phương trình hóa học:
CaO + H2O → Ca(OH)2
3)
a) Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch:
Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.
Các phương trình hóa học đã xảy ra:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3
Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch hóa chất sau:
1. Các chất khí: Axetilen, cacbon đioxit, metan
2. Các chất lỏng: C2H5OH; CH3COOH; NaOH; C6H6
3. Các chất rắn: C12H22O11; C6H12O6
4. Các dung dịch: KOH; CH3COOH, C6H12O6, C2H5OH
1/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Cho vào các mẫu thử Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2 => CaCO3 + H2O
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa là CO2
Cho dd Br2 vào 2 mẫu thử còn lại
Mẫu thử làm mất màu dung dịch Br2 là C2H2
C2H2 + 2Br2 => C2H2Br4
Mẫu thử còn lại là CH4
2/ Lấy mẫu thử và đánh dấu mẫu thử
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
Mẫu thử quỳ tím hóa xanh là NaOH
Mẫu thử quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH
Cho Na vào 2 mẫu thử còn lại
C2H5OH + Na => C2H5ONa + 1/2 H2
Mẫu thử xuất hiện khí thoát ra là C2H5OH
Còn lại là C6H6
3/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Cho vào các mẫu thử Ag2O, dd NH3
Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng bạc là C6H12O6 (pứ tráng gương)
C6H12O6 + Ag2O => (NH3) C6H12O7 + 2Ag
Còn lại là: C12H22O11
4/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là KOH
Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH
Nhận C6H12O6 bằng pứ tráng gương như trên
Nhận C2H5OH bằng Na ==> có khí thoát ra
2. lấy 4 chất lỏng vào mỗi ống nghiệm
Cho quỳ tím vào --> lọ nào có quỳ tím hoá đỏ là Axit axetic , màu xanh là NaOH
3.Cho Na vào 2 dd còn lại
có H2 bay hơi , là C2H5OH
- Còn lại là C6H6
*Trắc nghiệm
Câu 1: Có thể dùng cụm từ nào sau đây nói về nguyên tử:
a. Tạo ra chất c. Giữ nguyên trong các phản ứng hóa học
b. Khối lượng nguyên tử d.Trung hòa về điện
Câu 2: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ:
a. Electron b.Proton c. Nowtron d.Tất cả đều sai
Câu 3: Cho các công thức hóa học sau: Br2, AlCL3, Zn, P, CaO, H2. Trong đó:
a. Có 3 đơn chất, 3 hợp chất c. Có 4 đơn chất, 2 hợp chất
b. Có 2 đơn chất, 4 hợp chất d. Tất cả đều sai
Câu 4: Căn cứ vào cấu tạo của chất (do một, hai, ba ... nguyên tố hóa học cấu tạo nên); người ta có thể chia chất ra làm mấy loại?
a. Hai loại b. Ba loại c. Bốn loại d. Năm loại
Câu 5: Hãy lựa chọn dãy công thức hóa học đúng của các hợp chất chứa hai nguyên tố sau đây: N (III) và H; Al (III) và O;
S (II) và H; N (V) và O; C (II) và O
a. NH3, Al2O3, H2S, N5O2, C2O c. NH3, Al3O2, HS2, N2O5, CO2
b. NH3, H2O, NaCl, Zn d. N3H, Al3O2, H2S, N2O5, CO
Câu 6: Thành phần phân tử axit sufuric gồm nguyên tố hiđrô và nhóm nguyên tử SO4 có hóa trị (II). Xác định công thức hóa học đúng của axits sunfuric?
a. H2SO b. H2(SO4) c. HSO4 d. H2SO4
Câu 7: Trong công thức Ba3(PO4), hóa trị của nhóm (PO4) sẽ là:
a. I b. II c. III d. IV
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: ∅
Câu 6: D
Câu 7:C
cho hình thoi ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại O
a/ theo tính chất hình bình hành, 2 đường chéo của hình thoi có tính chất gì ?
b/ hãy phát hiện thêm các tính chất khác của 2 đường chéo AC và BD
a: Hai đường chéo của hình thoi có tính chất là cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
b: Tính chất khác: Hai đường chéo vuông góc với nhau
Một hợp chất tạo bởi 3 nguyên tố C,H,O. Biết %C, % H trong h/c lần lượt là 52,174% và 13,043% theo khối lượng, khi hóa hơi h/c thì tỉ khối hơi của hợp chất dó so với hiđro là 23. Tìm CTHH của hợp chất.
Gọi công thức cần tìm là CxHyOz
Ta có: \(M=23\cdot2=46\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{46\cdot52,174\%}{12}=2\\y=\dfrac{46\cdot13,043\%}{1}=6\\z=\dfrac{46\cdot34,783\%}{16}=1\end{matrix}\right.\)
Vậy công thức cần tìm là C2H6O
Cho các hợp chất: C3H6 (1), C7H6O2 (2), CCl4 (3), C18H38 (4), C6H5N (5) và C4H4S (6). Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hydrocarbon, hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon?
Hydrocarbon: C3H6 (1), C18H38 (4).
Dẫn xuất hydrocarbon: C7H6O2 (2), CCl4 (3), C6H5N (5) và C4H4S (6).
Một hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử là 28. Đem đốt X chỉ thu được CO 2 và H 2 O. CTPT của X là : A. C 2 H 6 . B. CH 2 O. C. C 2 H 2 . D. C 2 H 4 .