Nếu lấy khối lượng K M n O 4 , M n O 2 , K C l O 3 bằng nhau để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thì chất nào cho nhiều clo hơn?
A. M n O 2
B. K C l O 3
C. K M n O 4
D. Cả 3 chất như nhau
1/ 10 lít cát có khối lượng là 15 kg
a.Tìm thể tích của 2 tấn cát
b.Tìm trọng lượng của 1 đống cát 6m3
2/ Một vật khối lượng là 200 kg
a. Tính trọng lượng của vật
b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo lên là bao nhiêu ?
c.Nếu kéo vật lên bằng hệ thống palăng gồm 5 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định thì lực kéo lên là bao nhiêu ?
d. Nếu kéo trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10m, chiều cao 2m thì lực kéo là bao nhiêu ?
các bạn nhớ tóm tắt giùm mình với nha
ai giải nhanh mình chọn
Bài 1: 2 tấn = 2000kg
a.Thể tích của 2 tấn cát:
2000.10:15 = 1333,333… ≈ 1333,3 (lít)
b. 10 lít = 0,01m3
Khối lượng của 1 đống cát 6m3
6.15:0,01 = 9000 (kg)
Trọng lượng của 1 đống cát 6m3
P = m.10 = 9000.10 = 90000 (N)
Đáp số: a) 1333,3 lít
b) 90000N
Bài 2:
a)Trọng lượng của vật:
P = m.10 = 200.10 = 2000 (N)
b)Nếu kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng thì Fk ≥ Pv
Mà Pv = 2000N
Fk1 ≥ 2000N
c)Nếu dùng 5 ròng rọc động thì ta có lợi 10 lần lực kéo (riêng ròng rọc cố định không có lợi về lực)
Fk2 = 2000/10 = 200 (N)
d)Nếu dùng mặt phẳng nghiêng chiều dài 10m và chiều rộng 2m thì:
Fk3 = 2000.2/10 = 400 (N)
Đáp số … (bn tự kết luận từ a đến d nha)
Một vật có khối lượng 200kg. 1, Tính trọng lượng của vật ? 2,Nếu kéo vật lên bằng một hệ thống pa-lăng gồm 4 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định thì lực kéo bằng bn? 3, nếu kéo vật lên cao thẳng đứng thì lực kéo là bn? 4, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng cs chiều dài 10m, chiều cao 2m, thì lực kéo là bn?
Ta có: \(m=200kg\)
1. Trọng lượng vật:
\(P=m.10=200.10=2000\left(N\right)\)
2. Do hệ thống cho ta lợi 8 lần về lực
\(\Rightarrow F_1=\frac{P}{8}=\frac{2000}{8}=250\left(N\right)\)
3. Nếu kéo vật thẳng đứng thì cần 1 lực bằng trọng lượng vật:
\(\Rightarrow F_2=P=2000\left(N\right)\)
4. Lực kéo bằng mpn:
\(F=\frac{P.h}{l}=\frac{2000.2}{10}=400\left(N\right)\)
Vậy ...
Chúc bạn học tốt
1. Trọng lượng của vật là
\(P=10.m=2000\) N
2. Hệ gồm 4 ròng rọc động nên được lợi 8 lần về lực. Do đó lực kéo là
\(F=\frac{P}{8}=\frac{2000}{8}=250\) N
3. Kéo vật lên thẳng đứng thì lực kéo bằng trọng lực vật
\(F=P=2000\) N
4. Mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 5 lần chiều cao cần nâng lên. Do đó sẽ được lợi 5 lần về lực
\(F=\frac{P}{5}=\frac{2000}{5}=400\) N
1) Để tính trọng lượng của vật ta dựa theo công thức: P = 10m. Ta có:
Trọng lượng của vật có khối lượng 200 kg là:
10 . 200 = 2000 (N).
2) Để kéo một vật có trọng lượng 2000 N lên cao bằng palăng gồm 4 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định ta cần dùng 1 lực bằng 250 N.
3) Nếu kéo vật có trọng lượng 2000 N lên cao theo phương thẳng đứng thì ta cần dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật tức 2000 N.
4) Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10 m để đưa một vật có trọng lượng 2000 N lên độ cao 2 m thì ta có công thức: F = P (trọng lượng của vật) . h (chiều cao) : chiều dài.
Lực kéo cần dùng là:
2000 . 2 : 10 = 400 (N).
Treo đồng thời hai quả cân có khối lượng m1, m2 vào một lò xo. Hệ dao động với chu kì T1= 0,5s. Lấy bớt quả cân m2 ra chỉ để lại m1 vào lò xo. Hệ dao động với chu kì T1 = 0,4s. Cho m2 = 225g. Tìm độ cứng của lò xo và khối lượng quả cân m1. Lấy g=π^2=10 (m/s^2)
Câu này hôm qua em giải cho chị r mà :(
Treo đồng thời hai quả cân có khối lượng m1, m2 vào một lò xo. Hệ dao động với chu kì T = 0,5s. Lấy bớt quả cân m2 ra chỉ để lại m1 vào lò xo. Hệ dao động với chu kì T1 = 0,4s Cho m2 = 225g. Tìm độ cứng của lò xo và khối lượng quả cân m1. Lấy g=π^2=10 (m/s^2)
\(\sum\omega=\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}=\frac{2\pi}{0,5}=4\pi\Rightarrow\frac{k}{m_1+m_2}=160\Rightarrow m_1+m_2=\frac{k}{160}\left(kg\right)\left(1\right)\)
\(\omega_1=\sqrt{\frac{k}{m_1}}=\frac{2\pi}{0,4}=5\pi\Rightarrow\frac{k}{m_1}=250\Rightarrow m_1=\frac{1}{250}k\) (2)
\(\left(1\right),\left(2\right)\Rightarrow\frac{k}{250}+0,225=\frac{k}{160}\Rightarrow k=100\left(N/m\right)\)
\(\Rightarrow m_1=\frac{k}{250}=\frac{100}{250}=0,4\left(kg\right)\)
1. Một hòn bi có khối lượng m1 đang chuyên động với v1=3m/s và chạm vào hòn bi m2=2m1 nằm yên . Vận tốc 2 viên bi va chạm là bao nhiêu nếu va chạm đó là va chạm mềm?
2. Một vật khối lượng m1 chuyển động với v1=5m/s đếu va chạm với m2=1kg ,v2=1m/s .Sau va chạm 2 vật đính vào nhau và chuyển động với v=2,5m/s .Tìm khối lượng m1
3. Một vật chuyển động đều trên mặt phẳng ngang với v=36km/h nhờ lực kéo F=40N hợp với phương chuyển động một góc 60 độ .Tính công của lực kéo trong thời gian 2 phút
4. Một ô tô chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu đi được quãng đường 100m thì đặt vận tốc là 72km/h ,khối lượng ô tô là 1 tấn .Hệ số ma sát lăn là 0,05 .Tính công của lực kéo động cơ (lấy g=10)
5. Một thang máy m=800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m . Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi thang máy đi lên đều
6. Một gầu nước khối lượng 10kg kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong thời gian 1 phút 40 giây .Tính công suất của lực kéo , g=10m/s22
HELP MEEE!!!💗
1.
m2=2m1
chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của bi 1
bảo toàn động lượng
\(m_1.\overrightarrow{v_1}+m_2.0=\left(m_1+m_2\right).\overrightarrow{V}\)
sau va chạm hệ chuyển động cùng chiều bi 1
chiếu lên chiều dương đã chọn
\(m_1.v_1=\left(m_1+m_2\right).V\)
\(\Leftrightarrow m_1.v_1=3m_1.V\)
\(\Rightarrow V=\)1m/s
2.
giả sử sau va chạm hệ chuyển động cùng chiều bi 1
chọn chiều dương cùng chiều chuyển động ban đầu của bi 1
bảo toàn động lượng
\(m_1.\overrightarrow{v_1}+m_2.\overrightarrow{v_2}=\left(m_1+m_2\right).\overrightarrow{V}\)
chiếu lên chiều dương đã chọn
\(\Leftrightarrow m_1.v_1-m_2.v_2=\left(m_1+m_2\right).V\)
\(\Rightarrow m_1=\)1,4kg
3.
v=36km/h=10m/s
t=2phút=120s
quãng đường đi được trong 120s
s=v.t=1200m
công lực kéo thực hiện trong 2 phút
AF=F.s.cos\(\alpha\)=24kJ
4.
72km/h=20m/s
1tấn =1000kg
theo định luật II niu tơn
\(\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{P}=m.\overrightarrow{a}\) (1)
chiếu (1) lên trục Ox phương nằm ngang chiều dương cùng chiều chuyển động
\(F-\mu.N=m.a\) (2)
chiếu (1) lên trục Oy phương thẳng đứng chiều dương hướng lên trên
\(N=P=m.g\) (3)
gia tốc của xe là
\(v^2-v_0^2=2as\)
\(\Rightarrow a=\)2m/s2 (4)
từ (2),(3),(4)\(\Rightarrow F=\)2500N
công lực kéo là
\(A_F=F.s.cos0^0=250kJ\)
5.
để thang máy đi lên đều thì
\(F_k=P=m.g\)=8000N
công lực kéo
\(A_{F_k}=F_k.s.cos0^0\)=80kJ
6.
t=1 phút 40s=100s
để gầu nước đi lên đều thì
\(F_k=P=m.g=100N\)
cộng suất của lực kéo
\(\rho=\dfrac{A_{F_k}}{t}=\)5W
Bài 1: quả táo đang ở trên cây năng lượng của quả táo thuộc dạng là năng lượng đó phụ thuộc vào yếu tố nào
Bài 2: dùng một mạng nghiêng dài 4m để kéo một vật có khối lượng 200 kg lên độ cao 2 m Nếu lực ma sát F = 150N thì lực kéo vật lên là bao nhiêuBài 1 : Năng lượng của quả táo thuộc dạng thế năng trọng trường .Phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật so với mặt đất .
Bài 1:
Năng lượng : Thế năng trọng trường
Phụ thuộc :khối lượng và độ cao của vật so với mặt đất
Bài 2:
Công thực hiện là :
\(A=F.l=P.h+F_{ms}.l=2000.2+150.4=4600\left(J\right)\)
Lực kéo lên vật là :
\(F=\dfrac{A}{l}=\dfrac{4600}{4}=1150\left(N\right)\)
Vậy lực kéo của vật là F = 1150 N
1/ a/ Ba người cùng kéo một vật có khối lượng 135 kg lên cao theo phương thẳng đứng. Lực kéo của mỗi người là 420N. Hỏi ba người có thể thực hiện được công việc không? Tại sao?
b/ Bằng cách nào để có thể kéo vật lên bằng một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật?
2/ Tại sao khi đi xe đạp lên dốc thoai thoải ta thấy ít mệt hơn dốc cao?
3/ Một khối sắt có khối lượng 390kg và một khối đá có khối lượng là 3,9 tạ.
a/ So sánh khối lượng và thể tích của hai khối trên? Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3.
b/ Nếu khối sắt và khối đá đó có cùng thể tích là 2 m3 thì khối nào có khối lượng lớn hơn?
1/ a/ Trọng lượng của vật cần kéo:
\(P=10m=10.135=1350\left(N\right)\)
Lực kéo của 3 người cộng lại:
\(420.3=\text{1260}\left(N\right)\)
Do lực kéo của 3 người nhỏ hơn trọng lượng của vật \(\left(1260N< 1350N\right)\)
Nên 3 người đó không thể kéo vật lên cao
b/ Có thể kéo vật có lực kéo nhỏ hơn trọng lượng vật bằng cách sử dụng ròng rọc động
2/ Dốc là một hiện tượng tương tự mặt phẳng nghiêng
Ta tác dụng lực càng lớn khi độ cao của mặt phẳng nghiêng càng tăng, vì vậy ta cảm thấy lên dốc thoai thoải lại ít mệt hơn khi lên dốc cao
3/ Đổi: 3,9 tạ = 390kg
a/ Khối lượng của 2 khối này bằng nhau
Thể tích của sắt:
\(V_{sat}=m_{sat}:D_{sat}=390:7800=0,05\left(m^3\right)\)
Thể tích của đá:
\(V_{đa}=m_{đá}:D_{đá}=390:2600=0,15\left(m^3\right)\)
Vậy thể tích của khối đá lớn hơn thể tích của khối sắt (0,15m3 > 0,05m3)
b/ Khối lượng của sắt nếu cùng thể tích là 2m3:
\(m_{sat2}=D_{sat2}.V_{sat2}=7800.2=\text{15600}\left(kg\right)\)
Khối lượng của đá nếu cùng thể tích là 2m3:
\(m_{đa2}=D_{đa2}.V_{đa2}=2600.2=5200\left(kg\right)\)
Vậy khối lượng của khối sắt lớn hơn khối lượng của khối đá (15600kg > 5200kg)
Kết luận ... (tự ghi nha)
Câu 12 : Một gàu nước có khối lượng 10 kg được kéo cho chuyện động đều lên độ cao 6 m trong khoảng thời gian 2 phút . Lấy g = 10 m/s2 . Tìm công , công suất của lực kéo
Tóm tắt:
\(m=10kg\)
\(h=6m\)
\(t=2'=120s\)
_________________________________
\(A=?J\)
\(P=?W\)
Giải:
Công của lực kéo:
\(A=P.h=m.g.h=10.10.6=600\left(J\right)\)
Công suất lực kéo:
\(P=\frac{A}{t}=\frac{600}{600}=1\left(W\right)\)
Vậy ...
câu 1
a) tính công của một người kéo một thùng nước có khối lượng 20kg từ giếng sâu 20m lê trong 30s ( thùng chuyển động đều). lấy g=10m/s2
b) nếu dùng máy để kéo thùng ấy đi lên nhanh dần đều và sau 4s đã kéo lên thì công và công suất của máy bằng bao nhiêu
Gắn quả cầu có khối lượng m1 vào lò xo, hệ dao động với chu kì T1 = 0,6s. Thay quả cầu này bằng quả cầu khác có khối lượng m2 thì hệ dao động với chu kì T2 = 0,8s. Tìm chu kì dao động của hệ gồm hai quả cầu cùng gắn vào lò. Lấy g=π^2= 10 (m/s^2).
\(T=\frac{2\pi}{\omega}\Rightarrow\omega=\frac{2\pi}{T}\)
\(\Rightarrow\omega_1=\sqrt{\frac{k}{m_1}}=\frac{2\pi}{0,6}\Leftrightarrow\frac{k}{m_1}=\frac{100\pi^2}{9}\Rightarrow m_1=\frac{9k}{1000}\)
\(\Rightarrow\omega_2=\sqrt{\frac{k}{m_2}}=\frac{2\pi}{0,8}\Leftrightarrow\frac{k}{m_2}=\frac{25}{4}\pi^2\Rightarrow m_2=\frac{4k}{25\pi^2}=\frac{4k}{250}\left(kg\right)\)
\(\Rightarrow\sum\omega=\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}=\sqrt{\frac{k}{\frac{k}{40}}}=2\sqrt{10}=2\pi\left(rad/s\right)\)
\(\Rightarrow\sum T=\frac{2\pi}{\sum\omega}=\frac{2\pi}{2\pi}=1\left(s\right)\)