Cho 2 đường thẳng (d1):y=mx-5 và (d2):y=-3x+1
a) xác định tọa độ giao điểm của (d1) và (d2) theo m
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng (d1): y = -1/3x và (d2): y = 3x-2.
1)Vẽ (d1) và (d2) trên cùng hệ trục.
2) Bằng phép tính tìm tọa độ giao điểm của (d1) và (d2).
3) Cho đường thẳng (d3): y=ax+b. Xác định a và b biết (d3) song song với (d2) và cắt (d1) tại điểm có hoành độ bằng 2.Giup minh voi a!
Gọi d1,d2 theo thứ tự lần lượt của 2 hàm số y=mx+1 và \(y=\dfrac{1}{2}x-2\)
a) Với m=\(-\dfrac{1}{2}\), xác định tọa độ giao điểm d1 và d2
b) Xác định giá trị của m để M( -2; 2) là giao điểm của d1 và d2
a) Phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2) là:
\(\dfrac{-1}{2}x+1=\dfrac{1}{2}x-2\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{-1}{2}x-\dfrac{1}{2}x=-2-1\)
\(\Leftrightarrow-x=-3\)
hay x=3
Thay x=3 vào (d2), ta được:
\(y=\dfrac{1}{2}\cdot3-2=\dfrac{3}{2}-2=\dfrac{-1}{2}\)
b) Thay x=-2 và y=2 vào (d2), ta được:
\(\dfrac{1}{2}\cdot\left(-2\right)-2=-1-2=-3\ne2\)
Cho 2 đường thẳng (d1) y=1/3x+m+1/3 và (d2) y=2x-6m+5.a, Tìm tọa độ giao điểm của (d1) và(d2). b, Tìm m để giao điểm của (d1) và (d2) nằm trên parabol y=9x²
a: Tọa độ giao điểm là:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{3}x+m+\dfrac{1}{3}=2x-6m+5\\y=\dfrac{1}{3}x+m+\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-\dfrac{5}{3}x=-7m+5\\y=\dfrac{1}{3}x+m+\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{21}{5}m-3\\y=\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{21}{5}m-3\right)+m+\dfrac{1}{3}=\dfrac{7}{5}m-1+m+\dfrac{1}{3}=\dfrac{12}{5}m-\dfrac{2}{3}\end{matrix}\right.\)
b: Theo đề, ta có: \(\dfrac{12}{5}m-\dfrac{2}{3}=9\cdot\left(\dfrac{21}{5}m-3\right)^2\)
Đến đây bạn chỉ cần giải phương trình bậc hai ra thôi
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng d1: mx + y = 3m – 1 và d2: x + my = m + 1.
a) Tìm tọa độ giao điểm của d1 và d2 khi m = 2.
b) Tìm m để d1 và d2 song song? Tìm m để d1 và d2 trùng nhau?
c) Tìm m để d1 cắt d2 tại điểm có tọa độ (x ; y) sao cho biểu thức P = xy đạt giá trị nhỏ nhất
\(d_1:mx+y=3m-1.\\ \Leftrightarrow-mx+3m-1=y.\)
\(d_2:x+my=m+1.\\ \Leftrightarrow my=-x+m+1.\\\Leftrightarrow y=\dfrac{-x}{m}+\dfrac{m}{m}+\dfrac{1}{m}.\Leftrightarrow y=-\dfrac{1}{m}x+1+\dfrac{1}{m}.\)
Thay m = 2 vào phương trình đường thẳng d1 ta có:
\(-2x+3.2-1=y.\\ \Leftrightarrow-2x+5=y.\)
Thay m = 2 vào phương trình đường thẳng d2 ta có:
\(y=-\dfrac{1}{2}x+1+\dfrac{1}{2}.\\ \Leftrightarrow y=\dfrac{-1}{2}x+\dfrac{3}{2}.\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm của d1 và d2 ta có:
\(-2x+5=\dfrac{-1}{2}x+\dfrac{3}{2}.\\ \Leftrightarrow\dfrac{-3}{2}x=-\dfrac{7}{2}.\\ \Leftrightarrow x=\dfrac{7}{3}.\)
\(\Rightarrow y=\dfrac{1}{3}.\)
Tọa độ giao điểm của d1 và d2 khi m = 2 là \(\left(\dfrac{7}{3};\dfrac{1}{3}\right).\)
Cho hai đường thẳng được xác định bởi
(d1): y=3x+5m+2 và (d2): y=7x-3m-6
a) xác định tọa độ giao điểmA của (d1) và (d2) khi m=0
b) CMR khi m thay đổi giao điểm A luôn chạy trên 1 đường thẳng
Câu 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba đường thẳng (d1):y=x+2 (d2):y=-x+4 và (d_{3}):y=mx+m. (m là tham số thục). a) Vẽ (d1) và (d2) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy. b) Xác định các giá trị của tham số m để đường thẳng (d3) đi qua giao điểm của (d1)và(d2)
a:
b: Tọa độ giao điểm của (d1) và (d2) là:
\(\left\{{}\begin{matrix}x+2=-x+4\\y=x+2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}2x=2\\y=x+2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=1+2=3\end{matrix}\right.\)
Thay x=1 và y=3 vào (d3), ta được:
\(1\cdot m+m=3\)
=>2m=3
=>\(m=\dfrac{3}{2}\)
Cho đường thẳng : (d1) : y = (1 - 3m)x - 2
(d2) : y = 2x + m - 3
Khi m = 1
Vẽ (d1) ; (d2) trên cùng một hệ trục tọa độ , tìm giao điểm A . Xác định B và C là giao điểm của (d1) ; (d2) với trục hoành
+ Tính diện tích và chu vi tam giác ABC
+ Tính góc tọa bởi đường thẳng (d2) và trục hoành
\(m=1\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left(d_1\right):y=-2x-2\\\left(d_2\right):y=2x-2\end{matrix}\right.\\ \text{PTHDGD: }-2x-2=2x-2\Leftrightarrow x=0\Leftrightarrow y=-2\Leftrightarrow A\left(0;-2\right)\\ \text{PT giao Ox: }\left\{{}\begin{matrix}y=0\Leftrightarrow x=-1\Leftrightarrow B\left(-1;0\right)\Leftrightarrow OB=1\\y=0\Leftrightarrow x=1\Leftrightarrow C\left(1;0\right)\Leftrightarrow OC=1\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow BC=1+1=2\\ AB=AC=\sqrt{2^2+1^2}=\sqrt{3}\\ OA=\left|-2\right|=2\\ \Leftrightarrow P_{ABC}=AB+BC+CA=2+2\sqrt{3}\left(đvd\right)\\ S_{ABC}=\dfrac{1}{2}OA\cdot BC=\dfrac{1}{2}\cdot2\cdot2=2\left(đvdt\right)\)
Gọi góc đó là \(\alpha\)
Vì \(2>0\Leftrightarrow\alpha< 90^0\)
\(\tan\alpha=2\Leftrightarrow\alpha\approx63^0\)
Cho đường thẳng (d1):y=2x+1, (d2) y=3, (d3):y=kx+5
a) Xác định tọa độ giao điểm A của 2 đường thẳng d1 và d2
b) Tìm m để 3 đường thẳng trên đồng quy
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng d1: mx + y = 3m – 1 và d2: x + my = m + 1.
a) Tìm tọa độ giao điểm của d1 và d2 khi m = 2
Thay m = 2 ta được (d1) : 2x + y = 5
<=> (d) : y = 5 - 2x
Thay m = 2 ta được
(d2) : x + 2y = 3 <=> (d2) : y = \(\dfrac{3-x}{2}\)
Hoành độ giao điểm tm pt
\(5-2x=\dfrac{3-x}{2}\Leftrightarrow10-4x=3-x\Leftrightarrow-3x=-7\Leftrightarrow x=\dfrac{7}{3}\)
=> y = 1/3
Vậy với m = 2 (d1) cắt (d2) tại A(7/3;1/3)