Cho 2,7g Al tác dụng với 3,65g axit clohidric tính khối lượng các chất sau phản ứng
Bài 1:Cho sơ đồ phản ứng sau: Mg + HCl ->MgCl2 + H2Nếu cho 2,4g Mg tác dụng với 3,65g HCl. Chất nào còn dư sau phản ứng? Tính khối lượng còn dư? Tính khối lượng MgCl2 tạo thành và thể tích khí H2 thu được (đktc)Bài 2:Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2Nếu có 5,4g nhôm tác dụng với 14,7g H2SO4. Chất nào còn dư sau phản ứng? Tính khối lượng còn dư? Tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành và thể tích khí H2 thu được (đktc)Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,78g với kim loại M (hóa trị III) vào dung dịch HCl thu được 4,704l khí H2 (đktc). Xác định kim loại M?Bài 4: Cho sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 -> ..........+...........+O2Tính thể tích Oxi (đktc) thu được khi nhiệt phân hủy hoàn toàn 0,4 mol KMnO4Đốt cháy 6,2g photpho trong bình chứa lượng Oxi ở trên. Tính khối lượng điphotpho pentaoxit?
Nếu có thể thì lần sau bạn nên đăng tách từng bài ra nhé!
Bài 1:
PT: \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
Ta có: \(n_{Mg}=\dfrac{2,4}{24}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{3,65}{36,5}=0,1\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{1}>\dfrac{0,1}{2}\) , ta được Mg dư.
Theo PT: \(n_{Mg\left(pư\right)}=n_{MgCl_2}=n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{Mg\left(dư\right)}=0,1-0,05=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Mg\left(dư\right)}=0,05.24=1,2\left(g\right)\)
\(m_{MgCl_2}=0,05.95=4,75\left(g\right)\)
\(V_{H_2}=0,05.22,4=1,12\left(l\right)\)
Bài 2:
PT: \(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)
Ta có: \(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{14,7}{98}=0,15\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,2}{2}>\dfrac{0,15}{3}\) , ta được Al dư.
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al\left(pư\right)}=\dfrac{2}{3}n_{H_2SO_4}=0,1\left(mol\right)\\n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{1}{3}n_{H_2SO_4}=0,05\left(mol\right)\\n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow n_{Al\left(dư\right)}=0,2-0,1=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Al\left(dư\right)}=0,1.27=2,7\left(g\right)\)
\(m_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=0,05.342=17,1\left(g\right)\)
\(V_{H_2}=0,15.22,4=3,36\left(l\right)\)
Bài 3:
PT: \(2M+6HCl\rightarrow2MCl_3+3H_2\)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{4,704}{22,4}=0,21\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_M=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,14\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_M=\dfrac{3,78}{0,14}=27\left(g/mol\right)\)
Vậy: M là nhôm (Al).
Bài 4:
PT: \(2KMnO_4\underrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
Theo PT: \(n_{O_2}=\dfrac{1}{2}n_{KMnO_4}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(4P+5O_2\underrightarrow{t^o}2P_2O_5\)
Ta có: \(n_P=\dfrac{6,2}{31}=0,2\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,2}{4}>\dfrac{0,2}{5}\) , ta được P dư.
Theo PT: \(n_{P_2O_5}=\dfrac{2}{5}n_{O_2}=0,08\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{P_2O_5}=0,08.142=11,36\left(g\right)\)
Bạn tham khảo nhé!
Cho 2,7g nhôm tác dụng hết hết với dung dịch axit clohidric, sau phản ứng thu được muối nhôm clorua và khí hidro
a) Viết PTHH
b) Tính thể tích H2 sinh ra ở đktc?
c) Tính khối lượng tạo thành sau phản ứng?
d) Dẫn toàn bộ lượng khí hidro trên qua bột sắt (III) oxit nung nóng. Tính khối lượng sắt thu được?
a.b.c.\(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1mol\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
0,1 0,1 0,15 ( mol )
\(V_{H_2}=0,15.22,4=3,36l\)
\(m_{AlCl_3}=0,1.133,5=13,35g\)
d.\(Fe_2O_3+3H_2\rightarrow\left(t^o\right)2Fe+3H_2O\)
0,15 0,1 ( mol )
\(m_{Fe}=0,1.56=5,6g\)
Cho 2,7g Al tác dụng với 14,6g HCl
a) Sau phản ứng chất nào còn dư khối lượng dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
a) \(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{14,6}{36,5}=0,4\left(mol\right)\)
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{2}< \dfrac{0,4}{6}\) => Al hết, HCl dư
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
0,1--->0,3------>0,1---->0,15
=> mHCl = (0,4 - 0,3).36,5 = 3,65 (g)
b) VH2 = 0,15.22,4 = 3,36 (l)
\(n_{Al}=\dfrac{m_{Al}}{M_{Al}}=\dfrac{2,7}{27}=0,1mol\)
\(n_{HCl}=\dfrac{m_{HCl}}{M_{HCl}}=\dfrac{14,6}{36,5}=0,4mol\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
0,1 < 0,4 ( mol )
0,1 0,3 0,15 ( mol )
a. Chất còn dư là HCl
\(m_{HCl}=n_{HCl}.M_{HCl}=\left(0,4-0,3\right).36,5=3,65g\)
\(V_{H_2}=n_{H_2}.22,4=0,15.22,4=3,36l\)
a) PTHH: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)
b) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Zn}=\dfrac{32,5}{65}=0,5\left(mol\right)\\n_{HCl}=\dfrac{3,65}{36,5}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,5}{1}>\dfrac{0,1}{2}\) \(\Rightarrow\) HCl phản ứng hết, Zn còn dư
\(\Rightarrow n_{Zn\left(dư\right)}=0,5-0,05=0,45\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{Zn\left(dư\right)}=0,45\cdot65=29,25\left(g\right)\)
c+d) Theo PTHH: \(n_{ZnCl_2}=n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,05mol\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{ZnCl_2}=0,05\cdot136=6,8\left(g\right)\\V_{H_2}=0,05\cdot22,4=1,12\left(l\right)\end{matrix}\right.\)
Bai 10: Cho 12,0 g đồng (ll) axit tác dụng vừa đối với 200 ml dd axit clohidric 2M a) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. b) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (gia sự thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
\(n_{CuO}=\dfrac{12}{80}=0,15\left(mol\right)\)
\(n_{HCl}=2.0,2=0,4\left(mol\right)\)
PTHH :
\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2\uparrow\)
trc p/ư: 0,15 0,4
p/ư : 0,15 0,3 0,15 0,15
sau p/ư : 0 0,1 0,15 0,15
--> sau p/ư : HCl dư
\(a,m_{CuCl_2}=0,15.135=20,25\left(g\right)\)
\(b,C_{M\left(CuCl_2\right)}=\dfrac{0,15}{0,2}=0,75\left(M\right)\)
\(a)n_{CuO}=\dfrac{12}{80}=0,15\left(mol\right)\\ n_{HCl}=0,2.2=0,4\left(mol\right)\\ CuO+2HCl\xrightarrow[]{}CuCl_2+H_2\\ \dfrac{0,15}{1}< \dfrac{0,4}{2}\Rightarrow HCl.dư\\ n_{CuCl_2}=n_{CuO}=n_{H_2}=0,15mol\\ m_{CuCl_2}=0,15.135=20,25\left(g\right)\\ b)C_{MCuCl_2}=\dfrac{0,15}{0,2}=0,75\left(M\right)\\ n_{HCl\left(pư\right)}=0,15.2=0,3\left(mol\right)\\ n_{HCl\left(dư\right)}=0,4-0,3=0,1\left(mol\right)\\ C_{MHCl\left(dư\right)}=\dfrac{0,1}{0,2}=0,5\left(M\right)\)
Cho kim loại kẽm(Zn) tác dụng với 200g axit clohidric sau phản ứng thấy thoát ra 4.48(l) khí H2 (dktc) a)tính khối lượng Zn phả ứng b) Tính nồng độ dung dịch HCl phản ứng c) Khử 24g CuO cho bằng lượng khí H2 nói trên. Chất nào dư. Khối lượng chất dư là bao nhiêu
\(n_{H_2}=\dfrac{4.48}{22.4}=0.2\left(mol\right)\)
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
\(0.2.......0.4.......................0.2\)
\(m_{Zn}=0.2\cdot65=13\left(g\right)\)
\(C\%_{HCl}=\dfrac{0.4\cdot36.5}{200}\cdot100\%=7.3\%\)
\(n_{CuO}=\dfrac{24}{80}=0.3\left(mol\right)\)
\(CuO+H_2\underrightarrow{^{t^0}}Cu+H_2O\)
\(1..........1\)
\(0.3.........0.2\)
\(LTL:\dfrac{0.3}{1}>\dfrac{0.2}{1}\Rightarrow CuOdư\)
\(m_{CuO\left(dư\right)}=\left(0.3-0.2\right)\cdot64=6.4\left(g\right)\)
cho 36,5g axit clohidric (HCl) tác dụng với nhôm 65g Zn theo PTHH:
Zn + HCl -> ZnCl2 + H2
a/ Sau phản ứng chất nào thừa? Thừa bao nhiêu?
b/ Hãy tính khối lượng, thể tích khí hidro (H2) sinh ra sau phản ứng.
\(n_{HCl}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{36,5}{36,5}=1\left(mol\right)\)
\(n_{Zn}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{65}{65}=1\left(mol\right)\)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Theo đề: 1 mol 2 mol
Pư: 1 mol 1 mol
Tỉ lệ: \(\dfrac{1}{1}>\dfrac{1}{2}\) \(\Rightarrow\) Zn là chất thừa, tính theo HCl
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
1 → 1 ( mol )
\(V_{H_2}=n.22,4=1.22,4=22,4\left(l\right)\)
nZn = mZn:MZn = 65:65 = 1mol
nHCl = mHCl:MHCl = 36,5:36,5 = 1mol
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
Theo PTHH:1mol 2mol 1mol
Theo ĐB: 1mol 1mol 1mol
a, Vì 1mol/1mol > 1mol/2mol => HCl sẽ hết trước => Tính theo Zn
b, mH2 = nH2.22,4 = 2.22,4 = 44,8ml
Làm đc bài nào làm nha! Mìh đang cần gấp!!!
B1: Cho 2,7g Al tác dụng vs 3,36l khí O2 ở đktc. Tính khối lượng của những chất còn sau phản ứng xảy ra.
B2: Cho 13g Zn phản ứng vs 36,5g Axit Clohidric(HCl) sinh ra kẽm Clorua(ZnCl2) và khí H2. Tính khối lượng của các chất có sau phản ứng xảy ra.
Bài 1:
\(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right);n_{O_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: \(4Al+3O_2\underrightarrow{t^0}2Al_2O_3\)
TheoPT: 4mol....3mol
Theo đề:0,1.......0,15 mol
Tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{4}< \dfrac{0,15}{3}\)
=> \(O_2\) dư
Theo PTHH : \(n_{Al_2O_3}=\dfrac{1}{2}n_{Al}=\dfrac{1}{2}.0,1=0,05\left(mol\right)\Rightarrow m_{Al}=27.0,05=1,35\left(g\right)\)
Theo PT: \(n_{O_2}=\dfrac{3}{4}n_{Al}=\dfrac{3}{4}.0,1=0,075\left(mol\right)\)
=> \(n_{O_2dư}=0,15-0,075=0,075\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{O_2dư}=0,075.32=2,4\left(g\right)\)
Bài 2 :
Tương tự
Tìm chất dư, rồi tính theo chất còn lại
19,5gam kẽm tác dụng vừa đủ với 150g dung dịch axit clohidric hcl 18,25%
a.Tính thể tích H2 thoát ra ở đktc
b,Tính khối lượng của hcl tham gia phản ứng
c,Tính nồng độ % của các chất thu được sau phản ứng
giúp mình với
\(n_{Zn}=\dfrac{19,5}{65}=0,3\left(mol\right)\)
\(m_{HCl}=\dfrac{150.18,25}{100}=27,375\left(g\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{27,375}{36,5}=0,75\left(mol\right)\)
PTHH :
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)
trc p/u : 0,3 0,75
p/u: 0,3 0,6 0,3 0,3
sau p/u : 0 0,15 0,3 0,3
---> Sau p/ư HCl dư
\(a,V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)
\(b,m_{ddHCl}=0,6.36,5=21,9\left(g\right)\)
\(c,m_{ZnCl_2}=0,3.136=40,8\left(g\right)\)
\(m_{ddZnCl_2}=19,5+150-\left(0,3.2\right)=168,9\left(g\right)\)
\(C\%=\dfrac{40,8}{168,9}.100\%\approx24,16\%\)