Những câu hỏi liên quan
NL
Xem chi tiết
NL
26 tháng 1 2018 lúc 20:55

xin loi minh voi nen ko viet dau :) :)))))

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TK
22 tháng 4 2018 lúc 21:23

1/ Thao tác lập luận giải thích:

– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.


Chúc bn học tốt trong kì thi học kì IIbanhqua

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
MN
20 tháng 3 2021 lúc 20:55

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

Bình luận (1)
BD
Xem chi tiết
HT
18 tháng 3 2016 lúc 11:23

Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp - La Mã,... và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại,... Đặc biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới, giống với đi du lịch vậy! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
H24
24 tháng 2 2019 lúc 8:53

I. Mở bài: giới thiệu gian lận trong thi cử
Trung thực là một đức tính rất đáng quý và đáng coi trọng tỏng xã hội. hiện nay làm gì cũng cần đức tính trung thực kể cả bạn có làm gi đi nữa thì trung thực vẫn luôn đặc lên hàng đầy. nhưng hiện nay, thế hệ trẻ, tương lai của đất nước thể hiện tính không trung thực qua gian lận trong các kì thi, vì bệnh thành tích mà đẩy con người đến gian lận trong kì thi.

II. Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi
1. Giải thích gian lận trong thi cử là gi:

- Là không trung thực, dối trá trong kì thi
- Không làm đúng với khả năng của mình
- Làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:
- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.
- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu,….
- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:
- Do học sinh lười học
- Do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con
- Nhà trường vì bệnh thành tích
4. Hậu quả của gian lận trong thi cử:
- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng
- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước
- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội
5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:
- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai
- Xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt
- Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NN
7 tháng 5 2018 lúc 15:39

I. Mở bài:

Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài (VD: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý, mối nguy hiểm không của riêng ai).

II. Thân bài

1. Giải thích thuật ngữ

- Tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: Tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

- Ma tuý: Là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Khi ngấm vào cơ thể con ngưòi, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…

2. Làm rõ tác hại của ma tuý

a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: Sức khoẻ, tinh thần, thể chất)

- Gây suy giảm hệ miễm dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác;

- Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS;

- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: Cướp giật, trộm cắp, giết người…

b. Đối với gia đình

- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp

- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình …

c. Đối với xã hội

- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm ... làm cho an ninh xã hội bất ổn.

- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)

- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường của xã hội.

- Làm suy giảm giống nòi …

3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý

4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):

- Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.

- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh "nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.

- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội …

III. Kết bài:

Rút ra kết luận: Ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.

Bình luận (0)
PC
6 tháng 5 2018 lúc 18:17

Giải thích tệ nạn xã hội , nêu một số tệ nạn xã hội

Nêu thjc trạng của một số tác hại ( bản thân , gia đình, xã hội)

Nguyên nhân dẫn tới tệ nạn xã hội

Kết bài

Bình luận (0)
NN
7 tháng 5 2018 lúc 15:38

1. Mở bài

Cuộc sống càng hiện đại, xã hội càng phát triển thì tệ nạn - tiêu cực cũng không ngừng gia tăng. Đó phải chăng là một sự mâu thuẫn? Không hề, khi mà tồn tại trong con người có cả thiên thần và ác quỷ. Khi cái ác, cái xấu không được khắc chế, kìm hãm thì lẽ tất yếu là nó sẽ tự do hoành hành, lấn át cái tốt, cái đẹp. Do đó, ta phải kiên quyết dẹp bỏ nó.

2. Thân bài

Trước hết, tệ nạn không bao giờ đi đơn lẻ, đó là những thói quen phổ biến trong xã hội, xấu xa và có tác hại lớn. Chúng ta vẫn thường nghe tới các tệ nạn phổ biến như ma tuý, cờ bạc, sử dụng ấn phẩm không lành mạnh... Thế nhưng không hẳn tất cả đều hiểu biết thực chất các tệ nạn ấy là gì và cái độc, cái hại của nó. Ma tuý nói chung là loại bột trắng, khi dùng chỉ cần hít một lượng nhỏ là tức khắc sẽ thấy thật phấn khích, dễ chịu, bay bổng, đê mê như lạc trong cõi tiên.Cờ bạc thì thực là muôn hình vạn trạng! Các sòng bài có vô số kiểu chơi với cung cách hết sức khác nhau, nhưng đều tuân theo nguyên tắc. Thắng thì được tiền mà thua thì mất tiền...

Những kẻ sa đoạ có thể cãi ngay: “Ma tuý giúp tâm hồn bay bổng, được cảm thấy thoải mái thì có gì là xấu?”,rồi lại lí luận “chơi bạc có thể được rất nhiều tiền, thắng thua tại số”. Lời nói đó chứng tỏ họ còn rất mê muội mà không thoát khỏi vũng bùn ô trọc, quỷ quái. Không biết rằng ma tuý là một tên lừa phỉnh có hạng. Nó hứa hẹn cho ta thiên đàng nhưng thật ra nó phá huỷ mọi thứ có quanh ta. Chỉ cần dùng một lần thôi, nó đã kịp tạo một ổ khoá ở não người sử dụng. Lần sau, dù muốn dù không, người ấy cũng sẽ sẵn sàng tiếp tục. Dần dần, sẽ không còn là “chơi cho vui” nữa, ma tuý trở thành nhu cầu phải có. Sáng để khởi động tinh thần, trưa để tiếp tục phấn chấn. Và tối để giảm áp lực mệt mỏi. Người nghiện nào cũng sẽ tự dối lòng: mình chưa bị nghiện và có thể bỏ thuốc bất cứ lúc nào. Họ được chia thành hai dạng: những người vạ vật chích choác ngoài đường phố vì thiếu tiền, và những con nghiện thời thượng. Lượng thuốc cần hít sẽ tăng lên. Đây là nguồn phát sinh mọi phiền toái. Những ảo tưởng, kích động, hoảng loạn trầm trọng sẽ đè sập tinh thần họ. Mọi tình cảm đều ra khói bụi. Họ bất hoà, nghi ngờ tất cả. Điều tệ hại hơn là thiếu tiền mua thuốc. Vậy thì phải làm mọi cách để kiếm tiền. Nhưng sức lực đã yếu, cách nào mang lại nhiều tiền? Lừa đảo, trộm cắp, hay cờ bạc? Việc học, việc làm tuột dôc, tâm thần trở nên rối loạn. Các thứ bệnh tật và đau đớn thi nhau hoành hành. Họ trốn tránh cái đau bằng khoái cảm của ma tuý, kéo dài thêm cái vòng luẩn quẩn. Trong cuộc sống, chỉ có ma tuý mà thôi, không còn gì khác. Hố sâu khác biệt giữa phấn khích và tinh thần suy sụp, xuống dốc càng ngày càng sâu khiến cho người nghiện chỉ muốn tự tử. Sức khoẻ, tính mạng đều được đem ra đổi thuốc. Bạn bè, người thân dần xa lánh, con nghiện không hiểu rằng họ chỉ còn nước tính đến chuyện ma chay cho kẻ chết thuốc. Mất tất cả, chỉ bởi vì ma tuý - những con quỷ dữ. Có đáng không?

Thực ra không phải tất cả những người chơi bạc đều nghiện. Con nghiện chỉ cần tiền mua thuốc, nhưng những tôn mọt cờ bạc thi có khác gì con nghiện? Chúng nghiện tiền, ôm cái ảo tưởng làm giàu chóng vánh, dễ dàng bằng mấy quân bài đỏ đen hay con xúc xắc... Tiền mua được mọi vật chất cho cuộc sống.

Người ta không phải tất cả rồi sẽ chỉ dành cả đời kiếm tiền đấy ư? Cờ bạc vừa vui, vừa tạo cảm giác mạnh, vừa có thể đem lại rất nhiều tiền... Những con nghiện tiền ấy nào có biết đâu là phải trái? Trông chờ vào trời, vào số đỏ ư? Bao nhiêu con người đã phải tan hoang cửa nhà, nộp sạch gia sản, thậm chí bán thân cho sòng bạc, bởi lẽ khi chơi mà thắng thì thật là sung sướng Cái cảm giác được làm chủ không biết bao nhiêu tiền mà chẵng lấy gì làm quá kham khổ, sao mà không sướng? Nhưng đâu có thắng mãi... Thua rồi, sẽ lại bực tức vì để mất tiền. Lại chơi lại thua. Lại càng cay cú. Lại chơi. Lại thua... Tham thì thâm! Là bởi cái lòng tham của con người mà tiền đội nón ra đi. Khánh kiệt rồi, làm cách nào kiếm tiền? Hay là cố một ván, biết đâu trời thương cho hoàn vốn... Chao ôi! Nợ nần chồng chất... Hỡi loài người, sao lại đê cho cái đê hèn giết chết lí trí?
3. Kết bài
Ông hút, chiếu bạc, phim ảnh đồi truy rồi cũng dắt con người ta đến với cơ man nào là buôn thuốc, bán người, mại dâm, thậm chí là giết người. Vì thuốc, vì tiền, máu mủ ruột rà rồi cũng ra người dưng nước lã. Mất nhân tính rồi, con người khác chi loài cầm thú. Tệ nạn quay vòng, chúng là cái vực sâu tăm tối thăm thẳm, mênh mông, là nơi xứng đáng nhất với hai tiếng Địa ngục. Tục ngữ Anh có câu “Nói dễ, làm khó, làm được điều mình nói lại càng khó”. Chẳng thể trách thiên nhiên tạo ra cây thuốc phiện, trách đồng tiền làm băng loại giá trị cuộc đời. Vạn sự cũng chỉ tại con người. Hỡi những ai còn lương tri, lương năng, hãy tự bảo vệ ta để cho xã hội này thêm một phần trong sạch.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết