Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thằng Bờm" và phát biểu cảm nghĩ của em

DT
Xem chi tiết
DT
7 tháng 11 2022 lúc 17:23

..

Bình luận (0)
PA
30 tháng 4 2021 lúc 9:57

Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đơc người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khằng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.

Bình luận (1)
DU
Xem chi tiết
H24
22 tháng 2 2017 lúc 20:36

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn. Để con cháu thấy được truyền thống quý báu của cha ông, ông cha ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Yêu thương con người, yêu thương đồng loại là điều kiện cần thiết trong xã hội loài người. Một xã hội mà mọi người đồng tâm đồng lòng, yêu thương giúp dỡ lẫn nhau, có phúc mọi người cùng hưởng, có họa mọi người cùng chịu, cái xã hội đó sẽ không có sự bất bình đẳng, sẽ không có sự phân biệt kẻ giàu người nghèo. Câu tục ngữ trên là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại”, một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể”, – Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ… cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc học như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấyphải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tịa và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Ngoài những người thân trong gia đình chúng ta còn có bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia sẽ ngọt bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc làm mà ta phải thực hiện. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi có lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ… Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con ngời trong xã hội. Có thể nói tất cả mọi người đã sống trên trái đất này đều phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Đó không chỉ là tình cảm giữ con người với con người mà nó còn trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nổi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tiếp nối truyền thống quý báu của cha ông, cũng như thực hiện tốt lời dạy đó, mỗi chúng ta cần hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi ngời noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại. Thấm nhuần lời dạy ấy, bản thân mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện đạo đức. Ngay từ nhỏ phải biết sống đoàn kết yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học đến mọi người xung quanh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, không có gì lớn lao, chỉ cần biết giúp đỡ bạn trong lớp, tham gia quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ gia đình neo đơn, người già, người tàn tật. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp giữa người và người trong xã hội mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mọi giá trị xã hội giường như có sự thay đổi, việc thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương giũa con người với con người cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Chúng ta có thể có nhiều cách giúp đỡ người khác, nhưng cần nhờ một điều tinh thần thương người như thể thương tâm, luôn được ghi tâm khắc cốt, luôn chảy trong dòng huyết mạch của mỗi người Việt Nam.

Bình luận (1)
DA
22 tháng 2 2017 lúc 20:36

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Bình luận (1)
H24
22 tháng 2 2017 lúc 21:03

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.



Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
H24
25 tháng 4 2018 lúc 8:43


a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

Bình luận (0)
NN
23 tháng 4 2018 lúc 19:52

Các bước làm bài văn lập luận giải thích

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

Bình luận (0)
NN
23 tháng 4 2018 lúc 19:53

Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

Bình luận (0)
LT
23 tháng 5 2018 lúc 17:45

Tác dụng:

Trình bày ý kiến bàn luận, đánh giá theo 1 quan điểm nhất định những sự kiện, vấn đề chính trị xã hội, lịch sử, văn hóa, tư tưởng, văn học nghệ thuật... nhằm thuyết phục người đọc, người nghe theo quan điểm đó

Bình luận (0)
HH
22 tháng 4 2018 lúc 21:34

Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với tư tưởng, quan điểm được nêu ra trong bài viết.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
LT
23 tháng 5 2018 lúc 17:51

CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

PHẦN ĐẦU

1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

2. Địa điểm: ngày, tháng, năm

3. Tên văn bản

PHẦN NỘI DUNG

4. Nơi nhận đề nghị

5. Người, tổ chức đề nghị

6. Sự việc, lí do, ý kiến đề nghị

PHẦN CUỐI

7. Người đề nghị kí

CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO

PHẦN ĐẦU

1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

2. Địa điểm: ngày, tháng, năm

3. Tên văn bản

PHẦN NỘI DUNG

4. Nơi nhận báo cáo

5. Người, tổ chức báo cáo

6. Nội dung báo cáo

PHẦN CUỐI

7. Người báo cáo kí

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
HH
22 tháng 4 2018 lúc 21:29

Mở bài:

– Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.

– Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

hân bài: Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:

– Bác giản dị trong cách ăn:

+ Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào

+ Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng

+Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.

– Bác Hồ giản dị trong cách mặc: + Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn

+ Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.

– Giản dị trong cách ở:

+ Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “nhà lá đơn sơ một góc vườn/gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”

+ Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.

+ Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.

– Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình. – Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết:

Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.

+ Lúc người đọc Tuyên Ngôn ĐL, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”

Kết bài:

– Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác

– Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

Bình luận (0)
HH
22 tháng 4 2018 lúc 21:32

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
TK
22 tháng 4 2018 lúc 21:23

1/ Thao tác lập luận giải thích:

– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.


Chúc bn học tốt trong kì thi học kì IIbanhqua

Bình luận (0)