Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 204
Số lượng câu trả lời 3083
Điểm GP 494
Điểm SP 2697

Người theo dõi (560)

HJ
CC
BS
ST

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tham khảo

Trần Đăng Khoa nổi tiếng là một thần đồng về thơ khi đang còn rất nhỏ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của Trần Đăng Khoa trong sáng giản dị mà dạt dào cảm xúc, đầy tình yêu thương con người và thiết tha yêu quê hương đất nước. Biết bao em nhỏ Việt Nam yêu thích những bài thơ của Trần Đăng Khoa viết và bài thơ “Mẹ ốm” được đưa vào sách Tiếng Việt 4- tập 1 cũng vậy.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm:

” Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu.”

Một suy nghĩ hết sức đáng yêu, chân thực mang ý nghĩa như là một lời giới thiệu ngây thơ với mọi người về sự đau ốm của mẹ.

Mẹ ốm cảnh vật cũng buồn theo: Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu…”.

Mẹ vốn là người hay lam hay làm tần tảo sớm khuya. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả là người cảm nhận được rõ nét nhất qua hình ảnh đầy xúc động:

“Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.

Từ một cậu bé còn nhỏ tuổi, nhưng đã liên tưởng đến hình ảnh “nắng mưa” cho ta thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm. Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:

” Khắp người đau buốt nóng ran

Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm. Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào”.

Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ – em bé Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:

“Cả đời đi gió, đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.

Với việc sử dụng thành ngữ “đi gió đi sương” chứng tỏ tác giả hiểu rất nhiều về sự vất vả gian khổ của người mẹ và cũng chứng tỏ tác giả rất yêu thươngmẹ, muốn làm tất cả vì mẹ, để mẹ được vui, chóng khỏi bệnh:

“Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo”

 

Câu trả lời:

1. Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về tác giả,tác phẩm, đoạn cần phân tíchNêu qua hoàn cảnh lịch sử tạo nên tác phẩm

2. Thân bài:

Có thể khẳng định đoạn đầu là tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ là cơ sở để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Tư tường này xuất phát từ thực tiễn tình hình của đất nước được Nguyễn Trãi khái quát sâu sắc như một chân lý. Chân lý đó khẳng định nhân nghĩa chính là chống quân xâm lược, có như vậy mới vạch trần được luận điệu xảo trá của chúng được tác giả nêu lên ở đoạn hai. Đoạn hai của tác phẩm là bản cáo trạng về tội ác của Giặc Minh. Tố cáo những chủ trương cai trị tàn sát của giặc Minh:

Tàn sát người vô tộiBóc lột dã man, đánh thuế, phu phen,…Hủy diệt cả môi trường sống

⇒ Tội ác tày trời, một lũ giặc vô nhân đạo

- Có những tội ác của kẻ thù thì cái nhân nghĩa mà tác giả đưa ra mới càng thể hiện được tính đúng đắn của nó. Bởi lẽ:

Độc lập chủ quyền của chúng ta có tính chất thiên nhiên, từ trước, vốn cóKhẳng định chủ quyền như bao dân tộc khác là chúng ta có phong tục riêng, lịch sử riêng, hào kiệt trước này chưa bao giờ thiếu.Nền văn hiến của ta thì đã có từ hàng ngàn năm lịch sử: đây là yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc. Bất kể quân xâm lược nào cũng đều tìm cách để phủ định sự thật hiển nhiên này.

- Nguyễn Trãi đã vạch trần luận điệu bịp bợm của giặc và chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của chúng. Chúng lược chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” nhưng thực chất là để cướp nước ta

- Tội ác mà chúng gây ra với chúng ta là vô cùng độc ác và dã man.

- Trước nỗi khổ, sự khó khăn cùng cực của nhân dân, tác giả vô cùng đau đớn, cả bài là sự căm giận tội ác của địch, đồng cảm và xót xa trước những đau thương mà nhân dân ta phải chịu đựng.

-Nghệ thuật so sánh: Tội ác của giặc cao tựa núi Nam Sơn; sự dơ bẩn của giặc nhiều bằng nước Đông Hải. Dùng cái vô hạn nói cái vô hạn, tội ác của chúng những cái vô cùng cũng không thể miêu tả, không thể chứa đựng được hết.

3. Kết bài:

Nêu lại khái quát ý nghĩa của tác phẩm và cảm nhận của bản thânKhẳng định lại tội ác không thể chối cãi của giặc Minh và sự tài tình của Nguyễn Trãi trong việc vạch tội kẻ thù khẳng định chủ quyền cho dân tộc.

 

Câu trả lời:

Chiều mát, bố em thường ra vườn chăm sóc cây. Cây ăn quả bố trồng đang đơm hoa, kết trái. Em lăng xăng theo bố để xem bố làm vườn.

Bố em tuổi đã tứ tuần nhưng khoẻ mạnh và hăm hở làm vườn như một chàng lực điện tuổi mới đôi mươi. Tóc bố còn đen nhánh, chưa có sợi tóc bạc nào. Tóc bố cắt ngắn, gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền của bố rạng rỡ vì niềm yêu thích mảnh vườn con. Mắt bố to và đẹp, sáng long lanh niềm hăng hái lao động. Bàn tay bố to, cánh tay rắn chắc, nổi cuồn cuộn bắp thịt. Chiều nay bố bón phân, tưới nước cho cây. Nhân đó, bố gieo hạt cải. Bố mặc quần cộc, áo sơ mi cũ ngắn tay đã bạc màu rồi xách cái cuốc đi ra vườn không quên dặn em mang túi phân NPK theo.

Bố xách nước tưới vào gốc cây và rắc phân NPK xuống đất, cách gốc cây cỡ hai mươi xăng-ti-mét. Bố cuốc đất vun tròn xung quanh gốc rồi tưới nước lần thứ hai cho đất vừa thấm. Xong việc bón phân cho cây, bố vác cuốc ra khoảng đất trống. Chỗ ấy, bố đã cuốc lật từ mấy hôm trước nên bây giờ bố chỉ cần dùng cuốc băm và đập cho tơi đất. Tay bố vung lên hạ xuống theo nhịp cuốc rồi trở cán cuốc đập cho đất tơi nhuyễn. Bàn tay bố nắm chặt cán cuốc đưa lên hạ xuống nhịp nhàng, bắp tay của bố nối vồng lên. Bố vừa cuốc vừa đi giật lùi một lúc thì luống đất đã được băm tơi xốp. Bố dùng cái cào để cào cỏ ra. Em lấy ki hốt cỏ đổ vào hố rác rồi vội vàng chạy lại xem bố gieo hạt cải. Bố mở gói hạt cải, khéo léo rắc đều lên luống đất. Sau đó, bố dùng bình hoa tưới nước lên luống đất. Bố tưới nhẹ và vừa đủ ẩm cho hạt cải nảy mầm, lên lá. Bố xoa hai tay vào nhau khoan khoái nói: “Thế là xong, vài hôm là có cải non ăn rồi con ạ!”. Em vâng dạ rồi phụ bố thu dọn thùng tưới, cuốc, ki vào nhà. Chiều chủ nhật trôi qua êm ả, dễ chịu.

Bố em đi làm suốt tuần nhưng vẫn tranh thủ những ngày nghỉ để trồng rau, chăm sóc vườn. Bố bảo đó là cái thú vui lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. Lao động trí óc ở công sở căng thẳng, bố em xem việc trồng cây là thú vui. Em sẽ giúp bố tưới nước và bắt sâu cho cải. Có luống rau sạch tự trồng, nhà em có rau ngon để ăn và có dịp để cả nhà vui vẻ lao động.