SƯA TẦM 20 CÂU CA DAO TỤC NGỮ VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG? GIÚP TUI
SƯA TẦM 20 CÂU CA DAO TỤC NGỮ VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG? GIÚP TUI
Em vào đây tham khảo nhé:
Ca Dao Tục Ngữ Về Bình Dương
https://scr.vn/ca-dao-tuc-ngu-ve-binh-duong.html
Tham khảo
https://scr.vn/ca-dao-tuc-ngu-ve-binh-duong.htm
giúp mình với sánh ngữ văn lớp 7 tập 2 trang12
20 câu ca dao tục ngữ về địa phương bà rịa vũng tàu , rất là cần gấp, xin mọi người tìm giúp 😖👆
1. Vũng Tàu núi lớn, vũng sâu
Khoan xuống một cái là dầu trào lên.
2.Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
3.Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
10 câu tục ngữ nói về Bà Rịa Vũng Tàu
1. Vũng Tàu núi lớn, vũng sâu
Khoan xuống một cái là dầu trào lên.
2.Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
3.Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
Vũng Tàu núi lớn, vũng sâu
Khoan xuống một cái là dầu trào lên.
.Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
1. Vũng Tàu núi lớn, vũng sâu
Khoan xuống một cái là dầu trào lên.
2.Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
3.Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
Mọi người ơi, giúp em vs ạ! Help!!!
Đề bài: Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sgk ngữ văn 7 có viết:
"Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có"
Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên
(viết thành bài văn nha mọi người. Mọi người giúp em vs ạ. Please!!!)
Em tham khảo nhé !
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
PTBĐ của tục ngữ về con người và xã hội.
Câu đồng nghĩa và câu trái nghĩa trong bài "Tục ngữ con người và xã hội " là gì vậy ?
Tớ rất mong câu trả lời của các bạn
Tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn: Phải chăng Thật thà là cha dại?(mọi người giúp mình với ạ!!!)
Em tham khảo !!
1. Mở bài:
- Giới thiệu luật điểm: Phải chăng thật thà là cha dại
2. Thân bài:
a) Tóm tắt định nghĩa của tính cách "thật thà"
- Thật thà là gì?
+ Thật thà là sự trung thực, không gian dối, nói những điều thật
- Tầm quan trọng của đức tính này:
+ Thật thà là một đức tính quý báu, và rất cần thiết đối với mọi người
+ Người thật thà sẽ được mọi người quý mến và kính trọng, tin tưởng
b) Giải thích luật điểm: "Phải chăng thật thà là cha dại",
*Tìm hiểu luật điểm:
- "Thật thà là cha dại" là gì?
- Ý nghĩa của nó
+ "Thật thà là cha dại" không phải nói mọi người không nên thật thà, không phải nói mọi người thật thà quá mức
+ Ý nghĩa thực của luận điểm: "Khuyên mọi người luôn có sự thật thà, nhưng không quá mức có thể, chỉ thật thà với ai đáng tin cậy. Đôi lúc những lời nói dối cũng giúp ích cho người khác chứ không riêng gì thật thà"
c) Mở rộng kiến thức:
*Lí lẽ, dẫn chứng:
- Tại sao "thật thà là dai dại"
+ Thật thà quá, có thể sẽ chuốc họa vào thân
+ Chỉ thật thà với đúng người, đúng sự việc
+ Lựa lời mà nói, có thể nói dối sẽ giúp được điều gì đó cho bản thân và người khác
⇒ Thật thà là đức tính rất cần thiết, nhưng đôi lúc nó lại là tai họa cho bản thân và cộng đồng
⇒ Nói dối là không nên, nhưng lúc nào đó nó có thể sẽ giúp ta
- Liên hệ với mọi người xung quanh, đời sống thực tại
+ Người thật thà, gian dối sẽ như thế nào?. Mọi người sẽ cảm thấy ra sao?
+ Nếu muốn tốt cho người khác, tùy theo từng trường hợp chúng ta phải nói thực hay nói dối
- Chúng ta phải làm gì?
+ Suy nghĩ trước khi nói ra, không cần phải nói ngay lúc đó, phải nghĩ đến khi mình nói ra sẽ có kết quả ra sao
+ Thật thà, nói dối đúng thời điểm
d) Ý nghĩa sâu sắc của luận điểm này:
- Phân tích đức tính tốt xấu
- Khẳng định luật điểm tốt xấu
- Thời cơ ứng biến trong từng trường hợp, có giới hạn
3. Kết bài:
- Khẳng định luật điểm, đưa ra kết quả chính chắn nhất trong luật điểm này
+ "Thật thà là cha dại", có nửa đúng nửa không. Nửa đúng, khi thật thà quá mức sẽ gây hại cho mọi người kể cả bản thân mình. Nửa không, tuy vậy, thật thà vẫn luôn là đức tính cần thiết trong mỗi con người
TK:
Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?
Thân bài: viết thành từng phần, đoạn
Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.
- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.
- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?
- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.
- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…
Chúng ta cần phải làm gì?- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.
- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.
- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).
- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.
Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.
1. Tìm hiểu đề
Bạn nên biết rằng có nhiều khi thật thà lại tốt hơn nhưng mà cũng có trường hợp chính thật thà lại không thể là một lựa chọn sáng suốt được! Vì vậy bạn cần biết rằng sống thì nên thật với bản thân mình (thật tế mà nói thì sống một cách thật thà là một lối sống rất tốt), nhưng mà mình lấy một ví dụ cho bạn rằng thật thà lại không phải là một lựa chọn tối uư: giả sử một người bạn của bạn mới mua một chiếc váy mới và cô ấy đem khoe với bạn (mặc dù bạn thấy chiếc vậy ấy xấu một cách tàn nhẫn) nhưng mà bạn đâu thể nói huỵch toẹt ra rằng cái váy ấy xấu quá! Trong trường hợp này bạn nói dối một chút (dĩ nhiên là chẳng hại ai) thì lại tốt hơn.Còn trong công việc (kể cả trong quan hệ), chẳng phải công việc của bạn (bất cứ việc gì) đều dựa trên những mối quan hệ, mà ai cũng quý tính thật thà (bạn có biết thật thà là một trong những tính cách trong việc chọn người, đánh giá con người và tạo uư thế cho nhiều người trong việc xã hội). Thử hỏi ai mà thích gian dối để nhằm đem lợi lại cho mình nhưng lại xâm phạm đến lợi ích của người khác chứ (đúng không bạn!), dĩ nhiên là loại trừ người được lợi. Nhưng thử hỏi người bị lừa lọc, bị qua mặt có vui sướng gì, có thoải mái gì và chắc chắn rằng các mối quan hệ có bị phá vỡ không chứ!Mà mình xin khẳng định rằng các mối quan hệ chính là nền tảng của tất cả công việc xã hội và việc tiếp xúc giữa người với người là một trong những thứ tất yếu và phải có trong xã hội hiện tại. Tất cả những gì bạn không thích và không muốn chịu thì cũng đừng nên áp đặt lên người khác (kể cả không thật thà!). Vì vậy tồn tại hay không còn dựa vào chính năng lực thật sự của bạn và bạn hãy nên nhớ rằng có những giới hạn và khía cạnh mà tại đó một số ứng xử thông thường (mà mình nghĩ là đúng) lại không hiệu quả đó bạn ạ!
2. Dàn ý
Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?
Thân bài: viết thành từng phần, đoạn
Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.
- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.
- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?
- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.
- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…
Chúng ta cần phải làm gì?- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.
- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.
- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).
- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.
Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.
So sánh hai câu tục ngữ : "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn".
Theo em hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao ? Em hãy nêu thêm một cặp câu tục ngữ tưởng chừng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau ?
* So sánh :
Hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và” Học thầy không tày học bạn” mới đọc lên ta tưởng rằng chúng sẽ mâu thuẫn với nhau. Nhưng xem xét về những điều khuyên răn ta thấy: về nội dung chúng không hề mâu thuẫn với nhau mà trái lại còn bổ sung cho nhau và trở thành lời khuyên bổ ích cho những người có chí hướng trong học tập. Bởi vì nội dung của từng câu tục ngữ đều đề cao một đối tượng với những ưu điểm riêng mà chúng ta cần phải học tập. Mỗi người học sinh cần phải học thầy vì thầy là người đi trước, có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng. Do đó ta học ở thầy về tri thức, cách sống, đạo đức. Tuy nhiên, học thầy thôi chưa đủ. Ta cần phải học ở bạn vì bạn là người gần gũi, cùng lứa tuổi nên ta dễ dàng học tập.
* Hai câu tục ngữ trên bổ sung cho nhau.đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
* Một số cặp câu tục ngữ tương tự :
1. Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê và Ông ăn chả bà ăn nem.
2. Tốt danh hơn lành áo/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Hai câu tục ngữ trên tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.Một số cặp câu tục ngữ tưởng trái ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau:Cặp 1: Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân và Cái nết đánh chết cái đẹp Cặp 2: Đi một ngày đàng học một sàng khôn và Không đi thì không biết xứ đông/ Đi thì khốn khổ thân ông thế nàyCặp 3: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao và Lắm thầy thối maCặp 4: Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn và Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.Cặp 5: Tốt danh hơn lành áo và Tốt gỗ hơn tốt nước sơnCặp 6: Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê và Ông ăn chả bà ăn nem.
Phân tích từng câu tục ngữ trong bài 19 ( Tục ngữ về con người và xã hội ) theo những nội dung sau :
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c.Nêu một số trường hợp có thể ứng dụng câu tục ngữ.
Phân tích từng câu tục ngữ:
*Phân tích câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”:
- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người quý hơn tiền bạc.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đề cao giá trị của con người.
- Trường hợp ứng dụng: Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm đến quyền con người.
*Phân tích câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người”:
- Nghĩa của câu tục ngữ: Hàm răng, cái tóc là góc con người. Răng với tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
- Trường hợp ứng dụng: Rèn luyện từ cái nhỏ nhất, chú ý lời nói, cử chỉ…
*Phân tích câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Nghĩa của câu tục ngữ: Dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không được làm điều xấu.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ nhân cách tốt đẹp.
- Trường hợp ứng dụng: giữ mình, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn trong xã hội: nghiện hút, bỏ bê học hành…
*Phân tích câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
- Nghĩa của câu tục ngữ: cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: cần phải học cách cư xử có văn hóa. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.
- Trường hợp ứng dụng: Giao tiếp, cư xử đúng mực với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
*Phân tích câu 5: “Không thầy đố mày làm nên”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Muốn nên người thành đạt thì cần có người thầy, cô hướng dẫn. Vì vậy, phải ghi nhớ công lao của người thầy.
- Trường hợp ứng dụng: Tìm thầy học để có có hội hiểu biết, thành công. Ngoài ra, phải biết tôn trọng và biết ơn thầy cô bằng những việc làm cụ thể.
*Phân tích câu 6: “Học thầy không tày học bạn”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Học thầy không bằng học bạn.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.
- Trường hợp ứng dụng: Học hỏi bạn bè ở lớp và tự học để nâng cao.
*Phân tích câu 7: “Thương người như thể thương thân”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn. Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái.
- Trường hợp ứng dụng: Biết giúp đỡ mọi người nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
*Phân tích câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nghĩa của câu tục ngữ: Được hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Mọi thứ ta có, hưởng thụ là do sức người khác làm ra. Chính vì thế, cần trân trọng, biết ơn người đi trước.
- Trường hợp ứng dụng: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
*Phân tích câu 9: “Một cây…núi cao”
- Nghĩa của câu tục ngữ: việc lớn, việc khó không thể một người mà xong được, cần nhiều người hợp sức.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Trường hợp ứng dụng: Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.
*Một mặt người bằng mười mặt của
Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cảiGiá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,Ứng dụng cụ thể:Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.
*Cái răng, cái tóc là góc con người
Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi.
*Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, đồng thời qua đó giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cáchỨng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khănPhê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.
*Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nghĩa của câu:nghĩa đen của câu tục ngữ là khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất: cách ăn, cách nói.. đến những điều phức tạp nhất.Nghĩa bóng: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sốngGiá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
*Không thầy đố mày làm nên.
Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáoĐề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.
*Học thầy không tày học bạn.
Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạnGiá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…Ứng dụng cụ thể:Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.
*Thương người như thể thương thân.
Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…
*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
*Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nêu lên bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung
Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa, quên đi công lao của người khác mà chỉ lo hưởng thụ cho bản thân