Những câu hỏi liên quan
LN
Xem chi tiết
NH
3 tháng 5 2017 lúc 21:42

Bạn vào câu hỏi này nha: Câu hỏi của Nguyễn Khánh Linh - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến

Mình đã trả lời câu hỏi đó rồi ạ.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HV
12 tháng 12 2018 lúc 19:33

*khổ đầu:

tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

*khổ cuối:

Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Bình luận (0)
TS
12 tháng 12 2018 lúc 19:36

Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.

Bình luận (0)
HV
12 tháng 12 2018 lúc 19:42

Trong đoạn thơ đầu của bài "tiếng gà trưa" có sử dụng các BPTT là :

- NT điệp ngữ " nghe" được lặp lại 3 lần

- Cấu trúc đảo ngữ " Xao động nắng trưa "

- BPTT : Ẩn dụ chuyển cảm giác : " nghe xao động nắng trưa "

Bình luận (0)
NS
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
LL
23 tháng 4 2017 lúc 18:19

Những thành tựu về kĩ thuật

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước Việt Nam. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (ngưới Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.

Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng".

Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước Việt Nam bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
PL
5 tháng 5 2017 lúc 19:47

- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .

- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.

- Đánh cho để dài tóc

- Đánh cho để đen răng

- Đánh cho nó chích luân bất phản

- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).

- Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Bình luận (1)
MM
5 tháng 5 2017 lúc 20:00

* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh:

- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi tiến quân ra Bắc, chiêu mộ thêm quân ở Nghệ An.

- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân, làm lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ.

- Đến Tam Điệp - Ninh Bình, cho binh sĩ ăn Tết trước rồi đánh quân Thanh trong Tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết tâm đánh tan quân địch.

* Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:

- Từ Tam Điệp, nghĩa quân Tây Sơn chia ra làm 3 đạo tiến ra Bắc:

+ Đạo chủ lực do trực tiếp Quang Trung chỉ huy tiến đến Thăng Long.

+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây Nam Thăng Long để yểm trợ cho đội đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương và đạo thứ ăm tiến đến Lạng Giang để chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 Tết ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn ngụy.

- Đêm mồng 3 Tết ta vây đồn Hà Hồi, địch hạ khí giới.

- Rạng sáng mồng 5 ta vây đánh đồn Ngọc Hồi.

- Trưa mồng 5, Quang Trung và đô đốc Nguyễn Tăng Long tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ và bè lũ rút chạy. Bị quân ta chặn đánh ở Phượng Nhãn.

=> Đất nước hoàn toàn giải phóng.

Bình luận (0)