Chứng minh rằng :
\(\dfrac{-x^2}{x^2+4}\) là biểu thức không dương
Giup mik vs mấy pạn
Rút gọn biểu thức. Chứng minh rằng biểu thức rút gọn không âm vs mọi giá trị của biến thuộc tập xác định (coi a là hằng):
1 - (\(\dfrac{a+x}{ax-x^2}\) + \(\dfrac{2a+3x}{x^2-a^2}\)) : \(\dfrac{a^4-4x^4}{a^4x-a^2x^3}\)
Cho x,y,z là các số nguyên dương. Chứng minh rằng biểu thức sau không có giá trị
nguyên.
A = \(\dfrac{x}{x+y}\) + \(\dfrac{y}{y+z}\) + \(\dfrac{z}{z+x}\)
Lời giải:
Ta có:
$A> \frac{x}{x+y+z}+\frac{y}{x+y+z}+\frac{z}{x+y+z}=\frac{x+y+z}{x+y+z}=1(1)$
Mặt khác:
$\frac{x}{x+y}-\frac{x+z}{x+y+z}=\frac{-yz}{(x+y)(x+y+z)}<0$ với mọi $x,y,z$ nguyên dương.
$\Rightarrow \frac{x}{x+y}< \frac{x+z}{x+y+z}$
Hoàn toàn tương tự:
$\frac{y}{y+z}< \frac{x+y}{x+y+z}$
$\frac{z}{z+x}< \frac{z+y}{z+y+x}$
Cộng các BĐT trên lại ta có:
$A< \frac{x+y}{x+y+z}+\frac{y+z}{x+y+z}+\frac{z+x}{x+y+z}=2(2)$
Từ $(1); (2)\Rightarrow 1< A< 2$ nên $A$ không thể có giá trị nguyên.
Cho đa thức P=3x^2 +5
(1)tìm giá trị của đa thức P khi x=-1;x=0;x=3
(2)Chứng tỏ rằng đã thức P luôn dương với mọi giá trị của x ??????????????????????
Giup mik nha mấy bạn ;-;
\(\left(1\right)\)Tại x=-1, ta có: \(P=3x^2+5=3\left(-1\right)^2+5=3+5=8\)
Tại x=0, ta có: \(P=3x^2+5=3.0^2+5=0+5=5\)
Tại x=3, ta có: \(P=3x^2+5=3.3^2+5=3.9+5=27+5=32\)
(2) Ta có: \(P=3x^2+5\)mà \(x^2\ge0\)với mọi x => 3x^2 \(\ge\)0 với mọi x
Lại có 5 dương => P \(\ge\)0 hay đa thức P luôn dương với mọi giá trị của x
Chứng minh rằng không tồn tại x để các biểu thức có nghĩa
1.\(\sqrt{-x^2+2x-5}\)
2.\(\sqrt{-4x^2+8x-13}\)
3.\(\sqrt{\dfrac{-2012}{x^2+2}^{ }}\)
4.\(\sqrt{\dfrac{-3x^2+6x-4}{5}}\)
a, \(-x^2+2x-5=-\left(x^2-2x+5\right)=-\left(x^2-2x+1+4\right)\)
\(=-\left[\left(x-1\right)^2+4\right]\)
do \(\left(x-1\right)^2\ge0=>\left(x-1\right)^2+4\ge4=>-\left[\left(x-1\right)^2+4\right]\le-4< 0\)
Vậy ko tồn tại..........
b, \(-4x^2+8x-13=-4\left(x^2-2x+\dfrac{13}{4}\right)\)
\(=-4\left[x^2-2x+1+\dfrac{9}{4}\right]=-4\left[\left(x-1\right)^2+\dfrac{9}{4}\right]\le-9< 0\)
vậy....
c, \(\dfrac{-2021}{x^2+2}\) do \(x^2+2>2=>\dfrac{-2012}{x^2+2}< -1006< 0\)
vậy,,,,,,,,,,
d, \(-3x^2+6x-4=-3\left(x^2-2x+\dfrac{4}{3}\right)=-3\left(x^2-2x+1+\dfrac{1}{3}\right)\)
\(=-3\left[\left(x-1\right)^2+\dfrac{1}{3}\right]\le-1< 0\)
vậy...
chứng minh rằng giá trị biểu thức không phụ thuộc vào biến 4). (x+5)^2+(x-5)^2-20x+2
giúp mik nha
Sửa đề (x + 5)2 - (x - 5)2 - 20x + 2
= x2 + 10x + 25 - x2 + 10x - 25 - 20x + 2
= 2
=> Biểu thức trên không phụ thuộc vào biến
Sửa đề :
(x + 5)2 - (x - 5)2 - 20x + 2
= x2 + 10x + 26 - x2 + 10x - 25 - 20x + 2
= 2
=> Biểu thức trên ko phụ thuộc vào biến.
Cho biểu thức \(f\left(x\right)=5^{\sqrt{1+\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{\left(x+1\right)^2}}}\), với x>0. Biết rằng f(1).f(2)...f(2020) = \(5^{\dfrac{m}{n}}\) với m, n là các số nguyên dương và phân số m/n tối giản. Chứng minh m-n^2 = -1
\(\sqrt{1+\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{\left(x+1\right)^2}}=\sqrt{\dfrac{x^2+\left(x+1\right)^2+x^2\left(x+1\right)^2}{x^2\left(x+1\right)^2}}=\sqrt{\dfrac{x^2\left(x+1\right)^2+2x^2+2x+1}{x^2\left(x+1\right)^2}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{\left(x^2+x\right)^2+2\left(x^2+x\right)+1}{\left(x^2+x\right)^2}}=\sqrt{\dfrac{\left(x^2+x+1\right)^2}{\left(x^2+x\right)^2}}=\dfrac{x^2+x+1}{x^2+x}\)
\(=1+\dfrac{1}{x}-\dfrac{1}{x+1}\)
\(\Rightarrow f\left(1\right).f\left(2\right)...f\left(2020\right)=5^{1+1-\dfrac{1}{2}+1+\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}+...+1+\dfrac{1}{2020}-\dfrac{1}{2021}}\)
\(=5^{2021-\dfrac{1}{2021}}\)
\(\Rightarrow\dfrac{m}{n}=2021-\dfrac{1}{2021}=\dfrac{2021^2-1}{2021}\)
\(\Rightarrow m-n^2=2021^2-1-2021^2=-1\)
cho x,y là 2 số thực dương. chứng minh rằng: \(\dfrac{x^2}{y^2}+\dfrac{y^2}{x^2}-\dfrac{3x}{y}-\dfrac{3y}{x}+4\ge0\)
Cho biết biểu thức A = \(\dfrac{4}{2\sqrt{x}-x}\) B = \(\dfrac{\sqrt{x}-4}{x-2\sqrt{x}}+\dfrac{3}{\sqrt{x}-2}\) với x > 0,x ≠ 4
a,Tính giá trị biểu thức A khi x = 2
b,Chứng minh rằng P = B : A = 1 - \(\sqrt{x}\)
a, Khi x = 2, ta được:
\(A=\dfrac{4}{2\sqrt{2}-2}=2+2\sqrt{2}\)
b, \(B=\dfrac{\sqrt{x}-4}{x-2\sqrt{x}}+\dfrac{3}{\sqrt{x}-2}\\ \Rightarrow B=\dfrac{\sqrt{x}-4+3\sqrt{x}}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}\\ \Rightarrow B=\dfrac{4\left(\sqrt{x}-1\right)}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}\)
\(P=B:A=\dfrac{4\left(\sqrt{x}-1\right)}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}\cdot\dfrac{\sqrt{x}\left(2-\sqrt{x}\right)}{4}=-\left(\sqrt{x}-1\right)=1-\sqrt{x}\) (đpcm)
Chứng tỏ rằng đa thức x2+4x+7 không có nghiệm
Giúp mink vs!!!Cảm ơn các pạn nhiều!!
\(x^2+4x+7\)
\(=x^2+2x+2x+4+3\)
\(=x.\left(x+2\right)+2.\left(x+2\right)+3\)
\(=\left(x+2\right).\left(x+2\right)+3\)
\(=\left(x+2\right)^2+3\ge3\)
Vậy đa thức vô nghiệm.
\(x^2+4x+7\)
\(=x^2+2x+2x+4+3\)
\(=x.\left(x+2\right)+2.\left(x+2\right)+3\)
\(=\left(x+2\right).\left(x+2\right)+3\)
\(=\left(x+2\right)^2+3\ge3\)