Những câu hỏi liên quan
LD
Xem chi tiết
VH
23 tháng 12 2016 lúc 20:46

Cấu tạo của bộ xương

Bộ xương người được chia làm 3 phần : xương đầu, xương thân và xương chi

a. Xương đầu : gồm xương sọ và xương mặt

Xương sọ: gồm xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương

Xương mặt : xương gò má, xương hàm trên, xương hàm dưới

b. Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực

+ Cột sống cong hình chữ S gồm: 7 đốt sống cổ; 12 đốt sống ngực; 5 đốt thắt lưng; 5 đốt cùng; 3-4 đốt cụt

+ Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn: 7 đôi sườn thật ( một đầu gắng vào cột sống một đầu gắn vào xương ức) 03 đôi sườn giả ( một đầu gắn vào cột sống, mét ®Çu cã sôn chôm l¹i thµnh mét råi g¾n vµo x­¬ng øc) 02 đôi sườn côt ( một đầu gắn vào cột sống, đầu kia tự do)

c. Xương chi : Gồm chi trên và chi dưới

+ Xương chi trên : Xương đai vai ( xương đòn, xương bả) xương cánh tay, xương cẳng tay ( xương trụ, xương quay) các xương bàn tay và xương ngón tay

+ Xương chi dưới : Xương đai hông ( xương chậu, xương háng, xương ngồi) xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân ( xương chày và xương mác) các xương bàn chân và xương ngón chân

1. Các loại xương: có 3 loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt

2. Các loại khớp : có 3 loại :

- Khớp động: có vai trò giúp cơ thể cử đéng dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động ch©n tay. Vd: khớp khủy tay; cổ tay…

Cấu tạo một khớp động gồm có: một đầu xương lồi và một hốc xương. Mặt khớp của mỗi xương có một lớp sụn trơn bóng và đàn hồi. Giữa 2 lớp sụn có hoạt dịch giúp cho hai đầu xương cử động dễ dàng. Bên ngoài khớp có dây chằng trong và ngoài, dai và đàn hồi tạo thành bao khớp.

- Khớp bán động: có vai trò giúp cơ thể cö động hạn chế tạo dáng đứng thẳng ( cột sống). Cấu tạo khớp giữa hai đầu xương thường có một đĩa sụn.

- Khớp bất động : có vai trò cố định, tạo khung vảo vệ các phần bên trong ( hộp sọ). Các xương ăn khớp với nhau nhờ các răng cưa.

Bình luận (2)
NM
Xem chi tiết
DT
30 tháng 4 2021 lúc 22:18

* Bảo vệ cơ thể:Ở tầng biểu bì của da có tầng sừng có các tế bào chết thường xuyên bong ra có tác dụng đẩy bụi và vi khuẩn có trên lớp bề mặt lớp này ra ngoài. Các sắc tố tạo màu da có tác dụng bảo vệ da ngăn chặn sự xâm nhập của các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời. Móng có tác dụng bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân. Toàn bộ lớp da tạo thành một lớp bao phủ bảo vệ cơ thể, lớp mỡ dưới da còn có chức năng tạo thành lớp đệm bảo vệ cơ, xương và các nội quan.

* Thu nhận cảm giác:Trong lớp biểu bì của da có các cơ quan thụ cảm là các dây thần kinh cảm giác lan tỏa thành một mạng dày đặc giúp ta nhận biết được các kích thích cảm giác về sự tiếp xúc, nhiệt độ và đau đớn.

* Bài tiết: Trong lớp biểu bì của da có:

- Các tuyến mồ hôi làm nhiệm vụ lấy bã từ máu để sản xuất thành mồ hôi bài tiết

- Các mạch máu có chức năng vừa mang chất dinh dưỡng đến nuôi da vừa mang chất bã đến cho tuyến mồ hôi.

* Điều hòa thân nhiệt:

- Sự sản xuất và bài tiết mồ hôi của da cũng góp phần điều hòa thân nhiệt

- Lớp mỡ dưới da tạo thành lớp cách nhiệt giúp cơ thể ngăn chặn một phần sự xâm nhập nhiệt độ từ môi trường vào

- Các cơ dựng lông có thể co rút gây dựng lông để điều hòa thân nhiệt; đặc biệt là chống lạnh.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DX
22 tháng 8 2021 lúc 11:42

Khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng vì:

- Răng được phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó :

+ Răng cửa : cắn , xé thức ăn .

+ Răng nanh : xé thức ăn .

+ Răng hàm : nhai , nghiền nát thức ăn

- Lưỡi : được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe , linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn .

- Má, môi : tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng .

- Các tuyến nước bọt : lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn (đặc biệt là thức ăn thô). Trong nước bọt có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi.

Dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng vì:

- Có lớp cơ rất dày và khoẻ gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.Được sắp xếp các bó cơ theo chiều hướng phù hợp để tăng hiệu quả co bóp nên có thể dễ dàng nghiền cơ học thức ăn.

- Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
H24
12 tháng 12 2021 lúc 10:14

TK:undefined

Bình luận (0)
LL
12 tháng 12 2021 lúc 10:46

tham khảo

Cấu tạo ngoài và di chuyển:

-Cơ thể có 2 phần: đầu, ngực và bụng.

1. Vỏ tôm:

-Cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi, chứa các sắc tố.

-Nhiệm vụ che chở và là chỗ bám cho hệ cơ.

2.Các phần phụ và chức năng:

a) Phần đầu- ngực:

-Mắt kép, hai đôi râu. -> Định hướng, phát hiện mồi.

-Các đôi chân hàm -> Giữ và xử lí mồi.

-Các đôi chân ngực -> Bắt mồi và bò.

b) Phần bụng:

-Các đôi chân bụng -> Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.

-Tấm lái -> Lái, giúp tôm bơi giật lùi.

3. Di chuyển: Bơi, bò và nhảy (bơi giật lùi)

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
VH
20 tháng 2 2017 lúc 15:19

*) Nhân có hình cầu hoặc hình bầu dục đường kính khoảng 5 micromet được cấu tạo gồm 3 phần:

- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào. Màng ngoài nối với màng lưới nội chất . trên màng có nhiều lỗ nhân, có gắn các phân tử protein cho phép các chất cần thiết đi vào và ra khỏi nhân.

- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất, gồm protein và ARN

- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
TT
29 tháng 12 2016 lúc 22:58

1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Bình luận (0)
TT
29 tháng 12 2016 lúc 23:16

2)* Cấu tạo của tim :

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

*) Vệ sinh hệ tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp

Bình luận (0)
TT
29 tháng 12 2016 lúc 23:18

3) Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Cơ chế

- Sự thông khí ở phổi

- Sự trao đổi khí ở phổi

- Sự trao đổi khí ở tế bào

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
VP
30 tháng 4 2021 lúc 22:06

4. 

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được thể hiện: 

Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.

Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).

Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

6.  Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm. 

7. 

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

10.

* Giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết
* Khác nhau :
- Tuyến nội tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước rất nhỏ
+ Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
Chức năng
+ Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Tuyến ngọai tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước lớn hơn
+ Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Chức năng :
+ Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt…
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể là :
- Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến lệ…
- Tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận
- Tuyến pha( vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết): tuyến tụy, tuyến sinh dục

Bình luận (1)