Tại sao xương lại có tính chất mềm dẻo ? Giúp mình với mai thi r
Tại sao xương lại có tính chất mềm dẻo ? Giúp mình với mai thi r
vì xương được cấu tạo từ chất khoáng nên có tính mềm dẻo
Tại sao không nên bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức?
- Vì nếu bẻ quá mức thì các xương hay dây nối lệch quá tầm hoạt động làm thay đổi cấu trúc và dãn dây nối khiến dây bị tổn thương và rất có hại cho các khớp xụn ở 2 đầu xương.
tật cong vẹo cột sống do đâu
Tật cong vẹo cốt sống có là do:
- Lao động, mang vác quá sức, khi mang vác vật nặng không đều ở 2 bên vai.
- Học tập: Ngồi không đúng tư thế, nghiêng vẹo, gò lưng.
- Do các tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông.
Tật cong vẹo cột sống do:
- Mang cặp quá nặng
- Tư thế ngồi học chưa đúng
- Mang vác chỉ mang 1 vai
chứng minh đặc điểm tiến hóa của hệ xương và hệ cơ người so với thú?
HELPPPP MEEEEEE :(( PLSS
Hệ xương
* Xương đầu gồm :
- Xương sọ gồm : xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương
- Xương mặt gồm : xương gò má, xương mũi, xương hàm trên, xương hàm dưới.
* Xương thân : gồm xương sống và lồng ngực
- Cột sống gồm các đốt sống khớp với nhau. Mỗi đốt sống gồm : thân đốt, cung đốt sống, gai đốt sống, diện khớp sườn ở mõm ngang.
- Lồng ngực gồm : 12 đốt sống ngực, mỗi đốt nối với 1 đôi xương sườn, 10 đôi xương sườn trên nối với xương ức ở phía trước.
* Xương chi gồm : xương tay và xương chân
- Xương tay gồm : xương đòn và xương bả
+ Xương đai vai gồm : xương đòn và xương bả vai
+ Xương tay gồm : xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ, xương xoay), xương cổ tay, xương bàn tay vag xương ngón tay
- Xương chân gồm : xương đai hông và xương chân
+ Xương đai hông gồm : xương cánh chậu và xương cùng
+ Xương chân gồm : xương đùi, xương cẳng chân (xương chày, xương mác), xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân và xương gót chân.
Hệ cơ
- Có cấu tạo cơ bắp phát triển hơn thú:
+ Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày
+ Khi tơ cơ mảnh xuyên xâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại.
nêu cấu tạo và chức năng của khối xương , thành phần hóa học của xương, xương to ra và dài ra do đâu
Cấu tạo và chức năng của khối xương.
Xương dài
Cấu tạo 1 xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có:
màng xương mỏng \(→\) mô xương cứng \(→\) khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
Các phần của xương dài | Chức năng |
Đầu xương | - Giảm ma sát trong khớp xương - Phân tán lực tác động - Tạo các ô chứa tủy đỏ |
Thân xương | - Giúp xương phát triển to bề ngang - Chịu lực, đảm bảo vững chắc - Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn. |
Xương ngắn và xương dẹt
Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt:
- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
Chức năng xương ngắn: Để thực hiện các hoạt động hạn chế nhưng yêu cầu mềm dẻo và phối hợp.
Chức năng xương dẹt: Là các xương ở vòm sọ, xương bả vai, xương chậu và có chức năng bảo vệ cơ thể.
Thành phần hóa học của xương
- Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
- Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính tính bền chắc của xương.
Sự to ra của xương
- Tế bào ở màng xương phân chia \(→\) các tế bào mới \(→\) đẩy vào trong và hóa xương \(→\) xương to ra.
Sự dài da của xương
- Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
Làm thế nào để nhận biết các khớp xương? nêu ví dụ?
Có 3 loại khớp xương gồm khớp động,khớp bán động và khớp bất động
Bán động | Phẳng,dẹp,giữa 2 đầu có đĩa sụn,khớp cột sống | cử động hạn chế |
Khớp động | Hai đầu có lớp sụn trơn,bóng.Có dịch khớp và dây chằng | cử động linh hoạt,giảm ma sát khi cử động |
Bất động | 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa | không cử động được |
Ví dụ:
+Khớp động:Khớp ở tay,chân
+Khớp bán động: ở các đốt sống
+Khớp bất động:ở hộp sọ
Tại sao người già gãy xương lâu lành hơn người trẻ ?
Thứ nhất kà kết cấu xương của người già dần bị loãng xương , dẫn đến yếu và nồng độ Ca của ng già cũng ít hơn người trẻ rất nhiều
các lớp xương kẻ bảng
xương khớp | cấu tạo | chức năng |
bán động | .... | .....
khớp động | ..... |......
giúp mink với
Cấu tạo Chức năng
Bán động | Phẳng,dẹp,giữa 2 đầu có đĩa sụn,khớp cột sống | cử động hạn chế |
Khớp động | Hai đầu có lớp sụn trơn,bóng.Có dịch khớp và dây chằng | cử động linh hoạt,giảm ma sát khi cử động |
Bất động | 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa | không cử động được |
Cái này mới đúng nha nãy gõ lộn nha :< sorry nha :<
1. Vì sao khi đến tuổi dậy thì bộ xương người phát triển nhanh?
2. Khi bị gãy xương nên ăn những thực phẩm có chất gì giúp xương hồi phục nhanh? nêu ví dụ.
Tham khảo:
1.Tuổi dậy thì là khoảng thời gian rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của xương vì đây chính là lúc phần lớn khối lượng xương của cơ thể được hình thành. Từ khoảng 10 tuổi đến độ tuổi thanh thiếu niên, xương tăng trưởng mạnh mẽ nhất và mật độ xương cũng gia tăng nhanh chóng ở cả bé trai lẫn bé gái.
2.Câu 2 thì mik chịu không bít nói thế nào nữa:))
a. Tại sao người già gãy xương thì lâu lành?
b. Tại sao khi đến 18 tuổi thì con người không thể cao lên được nữa?
a.Người già gãy xương thì lâu lành vì xương bị phân hủy nhanh hơn sự hồi phục ,tỉ lệ chất cốt giao giảm.
b.Khi đến 18 tuổi thì con người không thể cao lên được nữa vì các đĩa sụn của xương không còn hoạt động.
a) người già gãy xương lâu lành vì: bộ xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm nên xương giòn dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm không chắc chắn
b) Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương do đó người không cao thêm