Những câu hỏi liên quan
BC
Xem chi tiết
MH
27 tháng 12 2020 lúc 17:11

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

 

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
DD
12 tháng 12 2021 lúc 18:54

10 biện pháp cơ bản phòng ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

Bình luận (1)
H24
12 tháng 12 2021 lúc 18:54

Tham khảo

Virus Corona là gì Triệu chứng Corona & cách phòng tránh khẩn cấp - Website  huyện Đakrông

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
H24
18 tháng 12 2021 lúc 13:13

Tham khảo

cách phòng chống bệnh kiết lỵ

+ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ khi bị bệnh dùng thuốc kịp thời

+ giữ gìn môi trường sạch sẽ

+ diệt ruồi , muoi

+ ăn chín uống sôi.

- cách phòng chống bệnh sốt rét

+ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ dùng thuốc kịp thời

+ giữ gìn môi trường sạch sẽ

 

+ diệt muỗi , mắc màn

Bình luận (0)
NK
18 tháng 12 2021 lúc 13:13

Tham khảo!

 

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh kiết lỵ:

-Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

-Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

-Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. ...

-Hạn chế các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…

Bình luận (0)
DP
Xem chi tiết
IP
26 tháng 12 2020 lúc 11:47

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

 

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
6 tháng 8 2023 lúc 11:26

Tham khảo:
- Phòng bệnh: Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kĩ thuật, nhất là khâu vắt sữa và vệ sinh bầu vú, tránh các tác động cơ học vào bầu vú. Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
-  Điều trị: Dùng cao tiêu viêm xoa vào bầu vú bị viêm. Dùng thuốc đặc trị viêm vú bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Tiêm vitamin B1 và cafein vào bắp thịt con vật. Thụt rửa bầu vú bị viêm bằng các loại thuốc sát trùng như thuốc tím, rivanol, lugol.... Việc sử dụng các loại thuốc cần phải theo đơn thuốc của bác sĩ thủ y và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24

- Bệnh lao phổi:

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn lao gây nên

+ Triệu chứng: ho nặng, đau lồng ngực, ho ra máu, cơ thể suy nhược, sốt,...

+ Hậu quả: Làm phổi bị phá hủy, các cơ quan nội tạng khác cũng có nguy cơ bị vi khuẩn lao tấn công gây hại, ngoài ra sự phát tán qua không khí dễ dàng làm cho dịch bệnh dễ nổi lên ảnh hưởng đến xã hội

+ Biện pháp phòng tránh: tiêm phòng vaccine , ăn uống đủ chất, không sử dụng chất kích thích, chăm chỉ vận động thể thao, khi có dấu hiệu bệnh phải tự cách li và đi khám kịp thời

- Trong quá trình nuôi cá tôm ở mật độ cao phải dùng quạt nước vì quạt nước giúp tăng nồng độ oxygen trong nước giúp cá, tôm hô hấp dễ dàng

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
H24
16 tháng 3 2020 lúc 16:26

Hiện nay bệnh Covid 19 ko ngừng làm chết rất nhiều người , nên chúng ta phải hạn chế đi ra ngoài nếu đi ra ngoài phải đeo khẩu trang , rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong ....................(bạn kể những việc làm ) ...................................Em mong dịch bênhj này sẽ mau chóng kết thúc để có thể đi học cùng các bạn và thầy cô.

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
ML
22 tháng 3 2023 lúc 18:38

- Các cơ chế gây bệnh của virus:

+ Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.

+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

- Biện pháp để phòng chống virus SARS-CoV-2: Tiêm vaccine để kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp 5k để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
H24
25 tháng 3 2022 lúc 18:42

TK:Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết,  chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

Bình luận (0)
LS
25 tháng 3 2022 lúc 18:43

Tham Khảo

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

Bình luận (0)
TA
25 tháng 3 2022 lúc 18:44

Tham khảo:

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
H24
25 tháng 1 2022 lúc 21:10

Nguyên nhân giun sán kí sinh : Do ăn phải thức ăn chứa kén sán, trứng sán

Triệu chứng : Tùy vào từng loại giun, sán sẽ có các biểu hiện khác nhau

như suy dinh dưỡng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,...

Biện pháp phòng tránh : Tham khảo :

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Bình luận (0)
TT
25 tháng 1 2022 lúc 21:11

Nguyên nhân nhiễm giun ở người

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun ở người như:

 

Điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ở nước ta đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun;Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm;Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;Đi bộ chân đất cũng tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da;Dùng phân chưa được xử lý để tưới bón cây trồng.

Triệu chứng nhiễm giun:

 

Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.

 

Người bị nhiễm giun sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

 

Đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần;Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm;Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân;Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm;Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất;Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.

 Nhiễm giun có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người bị nhiễm. Do đó, mỗi người dân cần thực hiện tốt những phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sau:

+Ăn chín, uống sôi: chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, trái cây nên được rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, thức ăn khi chưa ăn cần đậy kín;

+Giữ gìn vệ sinh cá nhân: cắt ngắn móng tay, rửa tay và hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần đi đại tiện, đại tiện đúng nơi, đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không đi chân đất khi ra khỏi nhà;

+Giữ vệ sinh môi trường sống: vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không dùng phân chưa xử lý để tưới bón cây trồng;

+Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu trong nhà có người bị nhiễm giun nên tẩy giun cho cả gia đình. Biện pháp tẩy giun áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn do nhiễm giun có thể được tẩy giun theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

+Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.

 

==>Nhiễm giun hiện vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở nước ta. Do đó, mỗi người dân đều nên trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để phòng tránh nhiễm giun hiệu quả. Đừng quên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần và đưa người bị nhiễm giun đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu diễn biến nặng

 

 

Bình luận (0)