Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân COPD là ho khạc đàm kéo dài vào buổi sáng. Bệnh nhân thường không để ý và cho rằng đây là triệu chứng bình thường do hút thuốc lá làm bệnh nhân chủ quan không đi khám bệnh. Tuy nhiên một số bệnh nhân COPD không hề có triệu chứng ho khạc đàm kéo dài. Triệu chứng kế tiếp sẽ là khó thở khi gắng sức. Khó thở khi gắng sức đầu tiên xuất hiện khi bệnh nhân đi lên cầu thang, khi đi nhanh trên đường bằng, sau đó là đi chậm hơn so với người cùng tuổi. Bệnh nhân COPD thường thay đổi một cách vô thức để tránh làm những động tác và công việc gây cho mình khó thở. Ngay cả khi bệnh nhân xuất hiện khó thở khi gắng sức họ cũng có thể không đi khám BS vì nghĩ rằng đây cũng là bình thường do tuổi già. Và khi bệnh nhân đến khám BS thì thông thường chức năng hô hấp đã suy giảm rất nhiều. Triệu chứng kế tiếp sẽ là những lần COPD vào đợt cấp bệnh nhân khó thở nhiều hơn, khạc đàm nhiều, đục màu. Những đợt cấp này càng ngày càng nhiều hơn, gần nhau hơn, thời gian dài hơn. Triệu chứng toàn thân dần dần xuất hiện khi COPD nặng hơn.
+ Gầy sút, sụt cân, suy kiệt chủ yếu do mất đi khối nạc trong cơ thể. + Teo các cơ xương do hiện tượng tự tiêu hủy tế bào và do cơ bất động, càng góp phần làm nặng thêm tình trạng khó thở của bệnh nhân. + Loãng xương do quá trình viêm toàn thân, do sử dụng corticoid kéo dài.
+ Trầm cảm.
+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc, đẳng bào do viêm
. + Tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng cận lâm sàng: Hô hấp ký là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán COPD.
+ Trường hợp điển hình, hô hấp ký cho thấy tình trạng tắc nghẽn đường thở phục hồi không hoàn toàn sau nghiệm pháp dãn phế quản. Phế thân ký có thể giúp chẩn đoán xác định COPD đồng thời đánh giá được tình trạng ứ khí phế nang, tuy nhiên do chi phí cao nên không được sử dụng thường xuyên. X quang phổi trong COPD có thể thấy hình ảnh khí phế thủng, ngoài ra còn giúp loại trừ các chẩn đoán khác có triệu chứng như hen ví dụ lao phổi, ung thư phổi. Xét nghiệm khí trong máu động mạch có thể thấy tình trạng giảm oxy máu, tăng thán khí trong trường hợp nặng.
Biện pháp
+ Sắp xếp lại nơi làm việc và sinh hoạt đảm bảo thông gió tốt làm một biện pháp làm giảm thiểu tiếp xúc chất độc hại từ môi trường sống và làm việc.
Tiêm ngừa và sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch:
+ Tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần.
+ Tiêm ngừa viêm phổi do phế cầu mỗi ba năm một lần.
+ Sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch gồm xác chết vi khuẩn, giúp COPD ổn định và ít vào đợt cấp.
lên mạng tra bn nhé hoặc mở sách