1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ đường tròn (A;AH). Kẻ các tiếp tuyến BD, CE với đường tròn (D,E là tiếp điểm khác điểm H.)
a) Chứng minh 3 điểm D,A,E thẳng hàng.
b) DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 4cm, AC=3cm, đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm C, bán kính CA. Đường thẳng AH cắt đường trong (C) tại điểm thứ 2 là D Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=4cm, AC=3cm, đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm C, bán kính CA. Đường thẳng AH cắt đường trong (C) tại điểm thứ 2 là D. a) Tính độ dài đoạn thẳng AH b) Chứng minh BD là tiếp tuyến của đường tròn (C) c) Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt các tia BA,BD thứ tự E,F. Trên cung nhỏ AD của (C) lấy điểm M bất kỳ, qua M kẻ tiếp tuyến với (C) cắt AB,BD lần lượt tại P,Q. Chứng minh EF bình phương =4PE.QF
a:\(BC=\sqrt{4^2+3^2}=5\left(cm\right)\)
AH=4*3/5=2,4cm
b: ΔCAD cân tại C
mà CH là đường cao
nên CH là phân giác của góc ACD
Xét ΔCAB và ΔCDB có
CA=CD
góc ACB=góc DCB
CB chung
Do dó: ΔCAB=ΔCDB
=>góc CDB=90 độ
=>BD là tiếp tuyến của (C)
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH vẽ đường tròn tâm B bán kính ba, lấy điểm D thuộc đường tròn nằm trong tam giác ABC, tia CD cắt đường cao AH tại F và cắt đường tròn (B) tại E, qua điểm D vẽ đường thằng song song với AE cắt ah tại N và AC. Chứng minh:
1. Góc ABD = 2 lần góc MDC
2. CD.CD = CA^2
2: Xét ΔCAD và ΔCEA có
góc C chung
góc CAD=góc CEA
=>ΔCAD đồng dạng với ΔCEA
=>CA/CE=CD/CA
=>CA^2=CE*CD
Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH của tam giác ABC.Vẽ đường tròn tâm (A) bán kính AH , vẽ E đối xứng H qua A. Vễ tiếp tuyến với đường tròn tại E cắt CA tại D. Chứng minh: BD tiếp xúc với đường tròn tâm A bán kính AH.
Xét tam giác vuông AHC và tam giác vuông AED có:
AE = AH
\(\widehat{HAC}=\widehat{EAD}\) (Hai góc đối đỉnh)
\(\Rightarrow\Delta AHC=\Delta AED\) (Cạnh góc vuông và góc nhọn kề)
\(\Rightarrow AC=AD\)
Xét tam giác BDC có BA là đường cao đồng thời trung tuyến nên nó là tam giác cân. Vậy thì BA cũng là tia phân giác góc B.
Gọi H' là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BD.
Ta thấy ngay \(\Delta H'BA=\Delta HBA\) (Cạnh huyền góc nhọn)
Vậy thì AH' = AH
Suy ra BD là tiếp tuyến của đường tròn tâm A, bán kính AH.
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm A bán kính AH và kẻ thêm đường kính HD của đường tròn đó. Từ D kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt AC kéo dài tại E.
a.Chứng minh rằng tam giác BEC là tam giác cân tại B.
b.Chứng minh rằng BE là tiếp tuyến của đường tròn tâm A bán kính AH.
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm A, bán kính AH.Đường tròn đường kính BC cắt đường tròn (A) tại M và N, MN cắt AH tại I. CM: I là trung điểm của AH.
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Vẽ đường tròn (C), bán kính CA. Đường thẳng AH cắt đường tròn (C) tại điểm thứ hai là D. a) Chứng minh BD là tiếp tuyến của đường tròn (C) b) Qua C kẻ đg thẳng vuông góc với BC cắt tia BA,BD thứ tự E,F. Trên cung nhỏ AD của (C) lấy điểm M bất kỳ, qua M kẻ tiếp tuyến với (C) cắt AB,BD lần lượt P,Q. Cm: góc BEF = góc PCQ và 2 căn PE.QF =EF. Giúp mình với mn ơi
a: Ta có: ΔCAD cân tại C
mà CH là đường cao
nên CH là phân giác của góc ACD
Xét ΔCAB và ΔCDB có
CA=CD
\(\widehat{ACB}=\widehat{DCB}\)
CB chung
Do đó: ΔCAB=ΔCDB
=>\(\widehat{CAB}=\widehat{CDB}\)
mà \(\widehat{CAB}=90^0\)
nên \(\widehat{CDB}=90^0\)
=>BD là tiếp tuyến của (C)
b: Xét (C) có
PA,PM là các tiếp tuyến
Do đó: PA=PM và CP là phân giác của góc ACM
Vì CP là phân giác của góc ACM
nên \(\widehat{ACM}=2\cdot\widehat{PCM}\)
Xét (C) có
QM,QD là các tiếp tuyến
Do đó: CQ là phân giác của góc MCD
=>\(\widehat{MCD}=2\cdot\widehat{MCQ}\)
Ta có: \(\widehat{MCD}+\widehat{MCA}=\widehat{DCA}\)
=>\(\widehat{DCA}=2\cdot\left(\widehat{MCQ}+\widehat{MCP}\right)\)
=>\(\widehat{DCA}=2\cdot\widehat{PCQ}\)
=>\(\widehat{PCQ}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{AD}}{2}\left(1\right)\)
Xét ΔBEF có
BC là đường cao
BC là đường phân giác
Do đó: ΔBEF cân tại B
=>BE=BF
Xét ΔBEF có \(\dfrac{BA}{BE}=\dfrac{BD}{BF}\)
nên AD//EF
=>\(\widehat{BAD}=\widehat{BEF}\)
mà \(\widehat{BAD}=\dfrac{1}{2}\cdot sđ\stackrel\frown{AD}\)(góc tạo bởi tiếp tuyến BA và dây cung AD)
nên \(\widehat{BEF}=\dfrac{1}{2}\cdot sđ\stackrel\frown{AD}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{BEF}=\widehat{PCQ}\)
Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 5cm; BH=2cm tính BC, HC, AH.
Bài 2: Cho A DEF vuông cân tại D vẽ đường tròn(E; ED)
a) chứng minh DF la tiếp tuyến đường tròn (E; ED)
b, kẻ tiếp tuyến FG của đường tròn (E; ED) tại G.
Tam giac DEFG là hinh gi ? vì sao ?
Bài 2:
a: Xét (E) có
DF⊥DE tại D
nên DF là tiếp tuyến của (E;ED)
Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH ( AB < AC ). Vẽ đường tròn (B;
BA) cắt đường thẳng AH tại D) (D khác A).
a) Chứng minh H là trung điểm của AD và tam giác CAD cân.
b) Chứng minh CD là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA).
c) Vẽ đường kính AK của đường tròn (B;BA). Từ K vẽ đường thẳng vuông góc với AK cắt
đường thẳng AD tại N. Chứng minh DN.DC = DB.DK
d) Từ điểm M thuộc cung nhỏ AD của đường tròn (B;BA) vẽ tiếp tuyến cắt AC và CD lần
lượt tại E và F. Chứng minh rằng: Nếu diện tích tứ giác ABDC gấp 4 lần diện tích tam giác EBF
thì CE +CF = 3EF .
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH (H thuộc BC) Vẽ (A;AH) vẽ đường kính HD.Qua D vẽ tiếp tuyến với đường tròn,tiếp tuyến này cắt BA kéo dài tại điểm E
a)CMR: tam giác ADE=tam giác AHB
b)tam giác CBE cân
c) Gọi I là hình chiếu của A trên CE.CMR:CE là tiếp tuyến của đường tròn (A;AH)
hình bạn tự kẻ nha
a> Xét tam giác ADE và tam giác AHB có : góc DAE = HAB(đối đỉnh); góc ADE = góc AHB = 90 độ; AD = AH = bán kính==> tg ADE = AHB (c.g.v_g.n.k)
b> vì tg ADE = AHB ==> AE = AB ==> A là trung điểm của BE (1)
xét tg CBE ta thấy CA vuông góc với AB ==> CA là đường cao (2)
từ (1) và (2) ==> tg CBE cân tại C
c> vì tg CBE cân tại C ==> CA vừa là đường cao vừa là tia pg xuất phát từ đỉnh C ==> góc ACH = ACI
xét tg ACH và tg ACI có: góc AHC = AIC = 90 độ; AC là cạnh chung; góc ACH = ACI(cmt) ==> tg ACH = ACI (c.h_g.n)
=> AH=AI=bán kính (3)
mặt khác AI vuông góc với CE (4)
từ (3) và (4) ==> CE là tiếp tuyến ( khoảng cách từ tâm đến đường thẳng bằng bán kính)