Những câu hỏi liên quan
LN
Xem chi tiết
LM
15 tháng 8 2018 lúc 9:27

1) Đặc điểm oxit: 2 nguyên tố (MxOy)
2) Oxit gồm 2 loại:
+ Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: Mn (VII), Cr (VII)…) và tương ứng với 1 axit.
VD: SO3 có axit tương ứng là H2SO4.
+ Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
VD: K2O có bazơ tương ứng là KOH.
3) Tên gọi:
Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit
+ Với kim loại nhiều hóa trị:
          Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
+ Với phi kim nhiều hóa trị:
          Tên oxit axit: Tên phi kim                  +                 oxit
          (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)       
Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 – têtra; 5 – penta. 
Ví dụ
Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó.
SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Al2O3, Fe2O3, CO2.

Bình luận (0)
LM
15 tháng 8 2018 lúc 9:30

 Axit

1. Khái niệm

- VD: HCl, H2S, H2SO4 , HNO3, H2CO3, H3PO4.

- TPPT: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (- Cl, =S, =SO4, -NO3...)

- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2. Công thức hoá học

- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc  axit.

Công thức chung:      HnA.

Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.

                 - A: là gốc axit.

3. Phân loại

- 2 loại:

+ Axit không có  oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF...

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3...

4. Tên gọi

a. Axit không có oxi 

       Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.

VD : - HCl : Axit clohiđric.

         - H2S : Axit sunfuhiđric.

Bình luận (0)
LN
15 tháng 8 2018 lúc 9:37

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

Bình luận (0)
ZY
Xem chi tiết
QB
Xem chi tiết
NT
6 tháng 3 2023 lúc 22:36

a: giả sử omega là ko gian mẫu của phép thử T

Nếu \(A\subset\Omega\) thì A được gọi là biến cố của T

c: Giả sử A là biến cố liên quan đến phép thử T và phép thử T có một số hữu hạn kết quả có thể có, đồng khả năng. Khi đó ta gọi tỉ số n(A)/n(Ω) là xác suất của biến cố A

Bình luận (0)
J2
Xem chi tiết
NT
3 tháng 3 2022 lúc 22:39

Câu 2: 

 Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hang thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó.

VD như là lọc hàng có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
TD
13 tháng 3 2016 lúc 14:09

RÒNG RỌC ĐỘNG ĐƯA LÁ CỜ LÊN CAO

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
ST
30 tháng 10 2021 lúc 14:00

Tham khảo 
Ví dụ khi di chuyển trên xe khách, vẫn có thể sử dụng mạng internet mà không cần dây kết nối.
Kết nối không dây thuận tiện hơn  dây vì chúng ta  thể dễ dàng di chuyển và mang theo bất cứ đâu.

Bình luận (3)
H24
1 tháng 11 2023 lúc 19:13

đó là sợt mạng

 

Bình luận (0)
H24
1 tháng 11 2023 lúc 19:14

Tham khảo 
Ví dụ khi di chuyển trên xe khách, vẫn có thể sử dụng mạng internet mà không cần dây kết nối.
Kết nối không dây thuận tiện hơn  dây vì chúng ta  thể dễ dàng di chuyển và mang theo bất cứ đâu.

 Đúng(0)
Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LT
8 tháng 12 2017 lúc 17:29

- Danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ...

VD: cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật.... 

- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương : 
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ... 

Bình luận (0)
DC
8 tháng 12 2017 lúc 17:28

- danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ... 
VD : cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật...

- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương : 
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ... 

Bình luận (0)
NY
8 tháng 12 2017 lúc 17:40

Danh Từ là từ để chỉ người,vật ,hiện tượng ,khái niệm,...VD:nắng ,mây ,con mèo,...

VD:nhà em có con mèo.

Tính Từ là những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái.

VD:to, nhỏ,mũm mĩm,...VD:em bé rất mũm mĩm.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
NH
14 tháng 12 2021 lúc 17:32

Tham khảo
Trong khoa học máy tính, siêu liên kết, hay đơn giản là liên kết (link), là một tham chiếu đến tài liệu mà người dùng có thể bấm vào. Một siêu liên kết trỏ đến toàn bộ tài liệu hoặc một phần tử cụ thể bên trong một tài liệu. Siêu văn bản là văn bản đi kèm siêu liên kết. Văn bản được liên kết từ được gọi là văn bản liên kết. Một hệ thống phần mềm được sử dụng để xem và tạo siêu văn bản là một hệ thống siêu văn bản, và để tạo một siêu kết nối là phải tới siêu liên kết. Người dùng theo dõi các siêu liên kết được cho là điều hướng hoặc duyệt qua siêu văn bản. 

Bình luận (0)
MH
14 tháng 12 2021 lúc 17:32

Tham khảo

Trong khoa học máy tính, siêu liên kết, hay đơn giản là liên kết, là một tham chiếu đến tài liệu mà người dùng có thể bấm vào. Một siêu liên kết trỏ đến toàn bộ tài liệu hoặc một phần tử cụ thể bên trong một tài liệu. Siêu văn bản là văn bản đi kèm siêu liên kết. Văn bản được liên kết từ được gọi là văn bản liên kết.

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
BF

tk

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

 

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

 

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

Bình luận (0)