Những câu hỏi liên quan
H24
10 tháng 5 2021 lúc 20:44

1. Thời tiết và khí hậu

* Khái niệm:

   - Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

   - Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

* So sánh thời tiết và khí hậu:

- Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể

- Khác nhau:

   + Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.

   + Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí hay, chi tiết

* Khái niệm nhiệt độ không khí: Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.

* Cách đo nhiệt độ không khí

- Dụng cụ: nhiệt kế.

- Phương pháp:

   + Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m

   + Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)

   + Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25ºC, 37ºC, 34ºC. Vậy nhiệt độ trung bình là:

Nhiệt độ TB = (25 + 37+34): 3 = 32ºC.

- Một số công thức tính nhiệt độ:

   + Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo

   + Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày

   + Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí

a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển

   - Nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau. → Khí hậu lục địa, và khí hậu đại dương

   - Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí hay, chi tiết

Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao

   - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

   - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

   - Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực.

   - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí hay, chi tiết

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HN
10 tháng 5 2021 lúc 20:42

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

a. Khí áp

   - Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

   - Dụng cụ đo: khí áp kế.

   - Đơn vị đo: mm thủy ngân.

   - Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất hay, chi tiết

   - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.

   - Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.

   - Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

∗ Gió:

- Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoạt động của gió:

   + Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

   + Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

   + Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

∗ Hoàn lưu khí quyển:

   - Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

   - Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
10 tháng 5 2021 lúc 20:42

1. Hơi nước và độ ẩm không khí

a. Độ ẩm của không khí

   - Trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước.

   - Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương.

   - Dụng cụ đo: Ẩm kế

   - Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều.

   - Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

b. Sự ngưng tụ

   - Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh do bốc lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Gọi là sự ngưng tụ.

   - Hơi nước trong không khí, khi ngưng tụ có thể sinh ra: sương , mây, mưa,...

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất

Khái niệm mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần , hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, rồi rơi xuống đất thành mưa.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương

- Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm.

- Cách tính lượng mưa trung bình:

   + Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày.

   + Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng.

   + Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng.

   + Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới

   - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

   - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

Bình luận (0)
CR
10 tháng 5 2021 lúc 20:45

Độ ẩm của không khí

- Trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước.

- Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương.

- Dụng cụ đo: Ẩm kế

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HN
10 tháng 5 2021 lúc 20:52

1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất

- Chí tuyến:

   + Khái niệm: các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.

   + Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Các vòng cực:

   + Khái niệm: các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.

   + Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt (1 vành đai nóng, 2 vành đai ôn hòa, 2 vành đai lạnh).

2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ

- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.

   + 1 đới nóng

   + 2 đới ôn hòa

   + 2 đới lạnh

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất hay, chi tiết

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)

   – Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

   – Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

   – Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

   – Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.

b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

   – Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

   – Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

   – Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới

   – Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm

c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)

   – Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

   – Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.

   – Gió thổi thường xuyên: Đông cực.

   – Lượng mưa trung bình dưới 500mm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất hay, chi tiết

Bình luận (0)
H24
10 tháng 5 2021 lúc 20:55

tóm tắt lại đc ko bn

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
OP
10 tháng 5 2021 lúc 20:56

1. Sông và lượng nước của sông:

a) Sông:

- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.

- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.

- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

b) Lượng nước của sông:

- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)

- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.

- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.

- Đặc điểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó

2. Hồ:

- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

- Có 2 loại hồ:

+ Hồ nước mặn

+ Hồ nước ngọt

- Nguồn gốc hình thành khác nhau.

+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)

+ Hồ miệng núi lửa (Pleiku)

- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)

- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...

- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.

Ví dụ: Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)

Bình luận (0)
HN
10 tháng 5 2021 lúc 20:55

1. Sông và lượng nước của sông

a. Sông

   - Khái niệm: Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

   - Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

   - Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại thành hệ thống sông.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ hay, chi tiết

b. Đặc điểm của sông

   - Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây.

   - Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế (chế độ nước của sông).

c. Lợi ích của sông

- Lợi ích:

   + Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

   + Thuỷ điện.

   + Giao thông đường thuỷ.

   + Đánh bắt và nuôi thuỷ sản.

   + Du lịch sông nước.

   + Bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng…

- Hạn chế:

   + Gây ngập lụt trên diện rộng.

   + Thiệt hại về tài sản và tính mạng của con người…

2. Hồ

- Khái niệm: Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

- Phân loại:

+ Theo tính chất của nước có hai loại hồ:

Hồ nước mặn

Hồ nước ngọt

+ Theo nguồn gốc hình thành hồ:

Hồ vết tích của các khúc sông

Hồ miệng núi lửa

Hồ nhân tạo

- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…

Bình luận (0)

 Sông:

- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.

- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.

- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

b) Lượng nước của sông:

- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
18 tháng 12 2021 lúc 20:31

a: \(=\dfrac{2x+3}{x\left(x+3\right)}+\dfrac{x}{3\left(x+3\right)}\)

\(=\dfrac{\left(x+3\right)^2}{3x\left(x+3\right)}=\dfrac{x+3}{3x}\)

Bình luận (1)
KD
Xem chi tiết
DC
15 tháng 11 2017 lúc 17:14

Đáp án A

- Ta có: %G + %X = 1/8

→ %G = %X = 1/16 = 6,25%.

→ %A = %T = 50% - 6,25% = 43,75%.

Bình luận (0)