Giải thích tại sao không tồn tại các phân tử NaCl riêng biệt ở điều kiện thường
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
tại sao ở điều kiện thường, H2O tồn tại ở thể lỏng còn các hidrua khác trong nhóm lại ở thể khí?
H2O ở thể lỏng, trong khi các hợp chất của hiđro khác như BH3, CH4, NH3, H2S, ... đều ở thể khí, vì các phân tử nước hút nhau bằng liên kết hiđro rất mạnh, làm cho các phân tử nước liên kết chặt chẽ. (Còn ở BH3, CH4 chúng không có liên kết hiđro, nên các phân tử không thể liên kết được với nhau).
1. Giải thích tại sao trong cùng 1 ao lại có thể tồn tại nhiều loại cá cùng sinh sống
2. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm
3. phân biệt 3 bộ thú: ăn sâu bọ; gặm nhấm; ăn thịt dựa vào bộ răng
4. Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc
Refer
1. Trong một ao, người ta có thể kết hợp được nhiều loại cá trên vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
2. Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì: - Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch bị khô, ếch không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.
3. Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú: - Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn. - Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. - Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.
4. - Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp). - Móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau. - Đa số sống theo đàn.
1
Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài cá trên trong cùng 1 ao vì:
- Ổ sinh thái của các loài cá này về thức ăn có sự khác nhau nên sẽ ko có cạnh tranh nhiều về thức ăn các loài có thể sống chung trong 1 ao
- Ổ sinh thái về nơi ở có 1 số loài là trùng nhau tuy nhiên thức ăn lại khác nhau nên sự cạnh tranh cũng ko diễn ra quá gay gắt.
Dễ hiểu hơn à mỗi loài cá sống ở những tầng nước khác nhau => ko có cạnh tranh về ổ sinh thái
Những loài sống cùng tầng nước thì ko cùng thức ăn
Tham khảo:
1/Trong một ao, người ta có thể kết hợp được nhiều loại cá trên vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C.
2/Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì: - Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch bị khô, ếch không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.
3/Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú: - Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn. - Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. - Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.
4/
Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc là :Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).Đơn chất kim loại nào tồn tại ở điều kiện thường có trạng thái (thể) khác biệt so với các đơn chất kim loại còn lại: *
a.Bari
b.Thủy ngân
c.Vàng
d.Kali
Đáp án B
Ở điều kiện thường, thủy ngân tồn tại ở thể lỏng còn Bari, Vàng, Kali tồn tại ở thể rắn
Giải thích tại sao 1 mol chất khí ở điều kiện bình thường lại có thể tích lớn hơn ở điều kiện tiêu chuẩn
Vì nhiệt độ ở đktchuẩn thấp hơn nhiệt độ ở đk thường.
Amin nào sau đây không tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
A. metyl amin
B. propylamin
C. etyl amin
D. trimetyl amin
Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí ở điều kiện thường (4 amin đầu dãy)
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích tại sao phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố?
Các lí do khiến phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố là:
1. Quên: Quá trình học tập dựa trên việc mẫu kết nối và củng cố. Khi kích thích có điều kiện không được liên kết liên tục với kích thích vô điều kiện, mối liên giữa chúng sẽ yếu dần và dẫn đến quên. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần phải lặp đi lặp lại việc học tập để giữ vững kiến thức.
2. Suy yếu kết nối thần kinh: Sự hình thành và duy trì phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào việc củng cố các kết nối thần kinh trong não. Khi không được củng cố thường xuyên, các kết nối này sẽ suy yếu và mất dần, dẫn đến việc phản xạ có điều kiện không còn hiệu quả.
3. Học tập ký ức mới: Các kết nối thần kinh không chỉ bị ảnh hưởng bởi việc củng cố mà còn bị ảnh hưởng bởi việc học tập ký ức mới. Khi một kích thích có điều kiện liên kết với một kích thích vô điều kiện khác, có thể dẫn đến việc "ghi đè" mối liên ban đầu, khiến cho phản xạ có điều kiện dễ bị mất.
4. Đồng hóa và phân tách kích thích: Nếu kích thích có điều kiện không còn phân biệt đủ để kết nối với kích thích vô điều kiện, kết quả là phản xạ có điều kiện sẽ không còn duy trì được.
Không đồng thời tồn tại hỗn hợp nào sau đây ở điều kiện thường ? giải thích ?
a) Cu(NO3) (r) và NaOH(r) ; d) SiO2(r) , Na2O(r), H2O (l)
b) BaCl2(r) và Na2CO3(dd) ; e) AgNO3 (dd) và H3PO4(dd)
c) SiO2(r) và Na2O(r) ; g) MgCO3(r) và H2SO4 (dd)
Chọn a, b, d, e, g
PTHH: \(Cu\left(NO_3\right)_2+2NaOH\rightarrow2NaNO_3+Cu\left(OH\right)_2\downarrow\) (a)
\(BaCl_2+Na_2CO_3\rightarrow2NaCl+BaCO_3\downarrow\) (b)
\(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\) (d1)
\(SiO_2+2NaOH\rightarrow Na_2SiO_3+H_2O\) (d2)
\(3AgNO_3+H_3PO_4\rightarrow Ag_3PO_4\downarrow+3HNO_3\)
\(MgCO_3+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2O+CO_2\uparrow\)
b) \(BaCl_2+Na_2CO_3\rightarrow BaCO_3+2NaCl\)
e) \(3AgNO_3+H_3PO_4\rightarrow Ag_3PO_4+3HNO_3\)
g) \(MgCO_3+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+CO_2+H_2O\)
b) BaCl2+Na2CO3→BaCO3+2NaCl
d) SiO2 + Na2O + H2O -> Na2SiO3 + H2O
e) 3AgNO3+H3PO4→Ag3PO4+3HNO3
g) MgCO3+H2SO4→MgSO4+CO2+H2O
Chỉ dùng Cu(OH)2/NaOH ở điều kiện thường có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt
A. saccarozơ, glixerol, ancol etylic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol.
C. glucozơ, lòng trắng trứng, ancol etylic.
D. glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
Chọn đáp án C
A. ● Saccarozơ và glixerol: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm.
● Ancol etylic: không hiện tượng ⇒ loại.
B. ● Lòng trắng trứng: xảy ra phản ứng màu biure tạo phức chất màu tím.
● Glucozơ và glixerol: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm ⇒ loại.
C. ● Lòng trắng trứng: xảy ra phản ứng màu biure tạo phức chất màu tím.
● Glucozơ: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm.
● Ancol etylic: không hiện tượng.
⇒ phân biệt được 3 dung dịch ⇒ chọn C.
D. ● Glucozơ và glixerol: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm.
● Anđehit axetic: không hiện tượng ⇒ loại.
Chú ý: không đun nóng ⇒ không có phản ứng tạo ↓Cu2O đỏ gạch.
Chỉ dùng Cu(OH)2/NaOH ở điều kiện thường có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt
A. saccarozơ, glixerol, ancol etylic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol.
C. glucozơ, lòng trắng trứng, ancol etylic.
D. glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
Chọn đáp án C
A. ● Saccarozơ và glixerol: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm.
● Ancol etylic: không hiện tượng ⇒ loại.
B. ● Lòng trắng trứng: xảy ra phản ứng màu biure tạo phức chất màu tím.
● Glucozơ và glixerol: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm ⇒ loại.
C. ● Lòng trắng trứng: xảy ra phản ứng màu biure tạo phức chất màu tím.
● Glucozơ: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm.
● Ancol etylic: không hiện tượng.
⇒ phân biệt được 3 dung dịch ⇒ chọn C.
D. ● Glucozơ và glixerol: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh thẫm.
● Anđehit axetic: không hiện tượng ⇒ loại.
Chú ý: không đun nóng ⇒ không có phản ứng tạo ↓Cu2O đỏ gạch.