cho ví dụ hình thành phản xạ mới thay đổi thói quen xấu nêu quá trình thực hiện phản xạ đó.
cho ví dụ hình thành phản xạ mới thay đổi thói quen xấu nêu quá trình thực hiện phản xạ đó.
lấy 1 ví dụ về phản xạ có điều kiện và nêu cơ chế hình thành và ức chế phản xạ đó .
Ví dụ: Phản xạ mỗi sáng thức dậy vào lúc 5 giờ 30 phút.
- Cơ chế hình thành: ban đầu việc ngủ dậy lúc đó là khó thì ta sẽ đặt báo thức mỗi khi nghe thấy tiếng chuông sẽ thức dậy. Sau 1 thời gian với sự lặp lại nhiều lần thì ta không càn dùng báo thức nữa mà vẫn tự động thức dậy vào thời điểm đó.
- Ức chế: sau khi có được phản xạ thi ta lại không tuân thủ mà thức dậy vẫn cố ngủ tiếp, chỉ mất 1 thời gian ngắn sau ta dần mất đi phản sạ đó.
Cho một số phản xạ sau:
-dậy sớm đúng giờ
-thấy đèn đỏ dừng xe lại
-đi nắng mặt đỏ gay
Ví dụ nào là phản xạ có đk, vd nào là không có đk? Phân biệt giữa hai loại phản xạ đó
Giúp mik vs ạ 🙂
-Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập: Đi nắng mặt đỏ gay
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm: Dậy sớm đúng giờ, thấy đèn đỏ dừng xe lại
An nói "Dậy sớm học bài vào buổi sáng là một phản xạ có điều kiện ". Bạn An nói như vậy có đúng không? Bản thân em cần hình thành những phản xạ có điều kiện nào? Những phản xạ nào em đã có phần ức chế ?
Ý nghĩa của việc thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện
phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ?
1. có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.
2. mang tính bền vững giúp con người giữ được có phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống.
3. có tính chất cá thể ,tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người
A.1,2 B.2,3 C.1,3 D.1,2,3
Chọn 1
\(\Rightarrow\) Không chọn đáp án nào hết
Bạn xem lại đề nha
Phân biệt PXCĐK và PXKĐK? Mỗi loại cho VD? b. Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram...) tràn lan dường như đã trở thành một thói quen xấu đối với giới trẻ. Theo em, thói quen xấu đó có thay đổi được không ? Em hãy đưa ra một số giải pháp để sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quá? c. Ngày nay, nhiều học sinh THCS nghiện game online. Theo em, thói quen xấu đó có thay đổi được không ? Em hãy đưa ra một số giải pháp để cai nghiện game online?
Phân biệt PXCĐK và PXKĐK?
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể,là kết quả của quá trình học tập,rèn luyện
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có,không cần học tập
Mỗi loại cho VD?
- Ví dụ phản xạ có điều kiện: Không dại mà chơi đùa với lửa
- Ví dụ phản xạ không điều kiện: Tay chạm phải vật nóng thì rụt tay lạ
b.Theo em,thói quen xấu đó có thể thay đổi được.
Một số giải pháp để sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả:
- Không nên tiết lộ thông tin cá nhân
- Ứng xử lịch sự trên mạng
- Khi không sử dụng tài khoản phải đăng xuất tài khoản tránh người xấu xâm nhập vào tài khoản
- Không nên đăng bài khỏa thân,có ngôn từ thù ghét,...
c. Theo em,thói quen xấu đó có thể thay đổi được
Một số giải pháp để cai nghiện game online:
- Hạn chế cho trẻ chơi game
- Cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
- Bỏ ra nhiều thời gian quan tâm trẻ và tâm sự với trẻ
- Cuối tuần tổ chức chuyến đi dã ngoại cho trẻ
Giải thích tại sao phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố?
Các lí do khiến phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố là:
1. Quên: Quá trình học tập dựa trên việc mẫu kết nối và củng cố. Khi kích thích có điều kiện không được liên kết liên tục với kích thích vô điều kiện, mối liên giữa chúng sẽ yếu dần và dẫn đến quên. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần phải lặp đi lặp lại việc học tập để giữ vững kiến thức.
2. Suy yếu kết nối thần kinh: Sự hình thành và duy trì phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào việc củng cố các kết nối thần kinh trong não. Khi không được củng cố thường xuyên, các kết nối này sẽ suy yếu và mất dần, dẫn đến việc phản xạ có điều kiện không còn hiệu quả.
3. Học tập ký ức mới: Các kết nối thần kinh không chỉ bị ảnh hưởng bởi việc củng cố mà còn bị ảnh hưởng bởi việc học tập ký ức mới. Khi một kích thích có điều kiện liên kết với một kích thích vô điều kiện khác, có thể dẫn đến việc "ghi đè" mối liên ban đầu, khiến cho phản xạ có điều kiện dễ bị mất.
4. Đồng hóa và phân tách kích thích: Nếu kích thích có điều kiện không còn phân biệt đủ để kết nối với kích thích vô điều kiện, kết quả là phản xạ có điều kiện sẽ không còn duy trì được.
Nêu điểm giống và khác nhau giữa PXCĐK ở người và PXCĐK ở động vật nói chung và thú nói riêng
Giống nhau:
- Ý nghĩa và quá trình thành lập phản xạ có điều kiện
- Điều kiện thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện
Khác nhau:
- Mức độ phức tạp phản xạ có điều kiện ở người cao hơn động vật
- Số lượng phản xạ có điều kiện ở người nhiều hơn động vật
- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người: Hình thành các thói quen tốt và từ bỏ thói hư,tật xấu
Phân tích phản xạ có điều kiện đc thành lập khi em cho gà ăn kết hợp với tiếng kẻng