Những câu hỏi liên quan
TN
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
NT
23 tháng 2 2017 lúc 15:16

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Bình luận (0)
PH
29 tháng 1 2016 lúc 13:24

moop

Bình luận (0)
AN
7 tháng 2 2018 lúc 21:24

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Sự tích
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại[1], bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 16:
“Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha.
Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.”
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Quan niệm truyền thống


Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam [2]. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về[3].

Nguyên liệu làm bánh


Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh chưng
•Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre)[4], lá chuối[5] hay thậm chí cả lá bàng [6], giấy bạc [7].
•Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
•Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
•Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất
•Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà[8].
•Gia vị các loại: hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa[9], tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
•Phụ gia tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa[10] hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc. Một số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn làm bánh chưng thương mại hóa sử dụng pin đèn cho vào nồi luộc bánh[11]. Một số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn cho sức khỏe

Chuẩn bị
•Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
•Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
•Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
•Thịt lợn: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.
Quy trình thực hiện
Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
MH
20 tháng 4 2022 lúc 15:28

Tham Khảo

Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến… đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong các tác phẩm văn học đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc hay của Phạm Duy Tốn. Đó là một tên quan đi hộ đê nhưng vì mãi mê cờ bạc, vô lương tâm, không có tinh thần trách nhiệm nên đã để xảy ra thảm cảnh – đê vỡ – một tai họa khủng khiếp cho dân lành.

 Khúc đê vang động âm thanh trống đánh liên hồi dể động viên dân làng hàng trăm nghìn người từ chiều đến gần một giờ đêm ra sức giữ gìn bằng cách bồi đắp con đê. Trên trời, mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên. Sức người chông lại với sức nước. Thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc). Quan thật thảnh thơi, an nhàn làm sao ấy!

 Chưa hết, bên cạnh ngoài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút… Chung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sổ tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc xót xa vừa căm giận. Thật là hai thế giới cách biệt. Gần một giờ đêm, người nào người mấy lướt thướt như chuột lột sức người khó lòng địch nổi với sức trời, vậy mà quan không hề mảy may để ý đến cái công việc hộ đê ấy, trong khi quan có nhiệm vụ giữ cho con đê an toàn, bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân làng. Rõ ràng, đây là một tên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của người dân, hắn chì biết hưởng thụ, sống sung sướng cho bản thân.

Hắn còn vô nhân hơn khi mọi người dân đang ra sức giành giật từng giờ từng phút giữa cái sống và cái chết của con đê thì hắn cũng đang giành giựt từng giờ từng phút với những ván bài tổ tôm cùng với bọn nha lại. ơ ngoài, con đê thì nhộn nhịp, ầm ĩ với những lời trao đổi Bát sách! An; Thất văn… Phỗng lúc mau, lúc khoan thật là nhịp nhàng, thoải mái. Ngoài kia đê vỡ mặt đê, nước sông dù cao đến đâu cũng khống hằng nước bài cao thấp. Phải chăng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ kia có một ma lực rất lớn khiến cho quan mê mẩn mà quên đi biết bao sinh mạng, tài sản của nhân dân… đang chờ đợi quan! Mà phải, hắn đâu cần biết gì nữa vì quanh hắn còn có bọn tay chân lúc nào cũng tỏ ra nịnh nọi, kẻ hầu người hạ, vâng dạ… Thậm chí chúng nó nói thẳng với quan Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng mình có đồi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm mồi cho quan ù thông (thắng hai ván liên tiếp nhau). Như vậy thì thích quá, sướng quá làm sao quan còn nhớ đến việc gì nữa. Vả lại trong đình cao, đèn sáng chứ nếu quan xuống dưới kia quan sẽ ướt như chuột lột sao? Và rồi bọn nha lại đâu có dịp hầu quan, làm cho quan vui lòng? Trách nhiệm của quan và bọn nha lại là như thế đấy?

 Ván bài khác lại tiếp. Quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu, rung đùi. Hắn nhìn đĩa nọc (đĩa đựng bài) để chờ đến phiên vuốt bài. Hắn đang trầm ngâm chờ có người bốc trúng quân bài để hắn hạ – hắn sẽ ù to. Bỗng có người khẽ bảo Bẩm dễ có khi đê vỡ! Quan gắt Mặc kệ và ra lệnh tiếp tục…

 Bên ngoài có tiếng kêu lên ầm ĩ, tiếng gà, chó, trâu, hò, kêu vang tứ phía. Một người nhà quê quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào: Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!. Quan lớn hét:.. Đê vỡ rồi thì ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày… Lính đâu sao hây dám để nó chạy sồng sộc vào đây, không có phép tắc gì nữa à?… Đuổi cổ nó ra. Sau lần ồn ào đỏ mặt ấy, quan xuống giọng Thầy bốc quân gì thế?. Dạ, hẩm con chưa bốc. Thì cứ hốc đi chứ!… Chi… chi. Tiếng quan vang to lên sung sướng, ngài vỗ tay thật mạnh xuống sập: Đây rồi, thế chứ lại!. Quan xòe bài ra, cười vui vẻ: Thông tòm, chi chi nẩy! Điếu mày. Thì ra ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đè vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ. Đến đây lòng chúng ta se lại, bộ mặt thật của chúng là thế đấy! Quan có biết đâu khi quan ù ván bài to thì khắp mọi nơi nước tràn lèn láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúc má ngập hết… Kè sống không chỗ ở, kể chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước… một tai họa khủng khiếp đối với dân lành – phải chăng đây là thành tích của quan phụ mẫu đi hộ đê thời bấy giờ? 

Sống chết mặc bay là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sống phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân, hắn chỉ biết thỏa mãn, sở thích của hắn mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Hắn thì chỉ biết sống chết mặc bay. Cái thái độ ấy phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.

 Truyện giúp ta hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Càng hiểu ta càng ghê tởm bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia. Chúng chỉ là những tên sâu dân mọt nước gây đau khổ cho dân lành. Và ta mong sao trong xã hội mới này, những người đang giữ vị trí cao, sẽ sống đúng đắn là đầy tớ cua nhân dân, biết lấy hạnh phúc của dân làm hạnh phúc của mình. Có lẽ đó cũng chính là mơ ước chung của mọi người dân hiện nay vậy . 

Bình luận (1)
H24
20 tháng 4 2022 lúc 15:30

Tham Khảo

Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến… đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong các tác phẩm văn học đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc hay của Phạm Duy Tốn. Đó là một tên quan đi hộ đê nhưng vì mải mê cờ bạc, vô lương tâm, không có tinh thần trách nhiệm nên đã để xảy ra thảm cảnh – đê vỡ – một tai họa khủng khiếp cho dân lành.

Khúc đê vang động âm thanh trống đánh liên hồi dể động viên dân làng hàng trăm nghìn người từ chiều đến gần một giờ đêm ra sức giữ gìn bằng cách bồi đắp con đê. Trên trời, mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên. Sức người chông lại với sức nước. Thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc). Quan thật thảnh thơi, an nhàn làm sao ấy!

Chưa hết, bên cạnh ngoài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút… Chung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sổ tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc xót xa vừa căm giận. Thật là hai thế giới cách biệt. Gần một giờ đêm, người nào người mấy lướt thướt như chuột lột sức người khó lòng địch nổi với sức trời, vậy mà quan không hề mảy may để ý đến cái công việc hộ đê ấy, trong khi quan có nhiệm vụ giữ cho con đê an toàn, bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân làng. Rõ ràng, đây là một tên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của người dân, hắn chì biết hưởng thụ, sống sung sướng cho bản thân.

Hắn còn vô nhân hơn khi mọi người dân đang ra sức giành giật từng giờ từng phút giữa cái sống và cái chết của con đê thì hắn cũng đang giành giựt từng giờ từng phút với những ván bài tổ tôm cùng với bọn nha lại. ơ ngoài, con đê thì nhộn nhịp, ầm ĩ với những lời trao đổi Bát sách! An; Thất văn… Phỗng lúc mau, lúc khoan thật là nhịp nhàng, thoải mái. Ngoài kia đê vỡ mặt đê, nước sông dù cao đến đâu cũng khống hằng nước bài cao thấp. Phải chăng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ kia có một ma lực rất lớn khiến cho quan mê mẩn mà quên đi biết bao sinh mạng, tài sản của nhân dân… đang chờ đợi quan! Mà phải, hắn đâu cần biết gì nữa vì quanh hắn còn có bọn tay chân lúc nào cũng tỏ ra nịnh nọi, kẻ hầu người hạ, vâng dạ… Thậm chí chúng nó nói thẳng với quan Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng mình có đồi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm mồi cho quan ù thông (thắng hai ván liên tiếp nhau). Như vậy thì thích quá, sướng quá làm sao quan còn nhớ đến việc gì nữa. Vả lại trong đình cao, đèn sáng chứ nếu quan xuống dưới kia quan sẽ ướt như chuột lột sao? Và rồi bọn nha lại đâu có dịp hầu quan, làm cho quan vui lòng? Trách nhiệm của quan và bọn nha lại là như thế đấy?

 

Ván bài khác lại tiếp. Quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu, rung đùi. Hắn nhìn đĩa nọc (đĩa đựng bài) để chờ đến phiên vuốt bài. Hắn đang trầm ngâm chờ có người bốc trúng quân bài để hắn hạ – hắn sẽ ù to. Bỗng có người khẽ bảo Bẩm dễ có khi đê vỡ! Quan gắt Mặc kệ và ra lệnh tiếp tục…

Bên ngoài có tiếng kêu lên ầm ĩ, tiếng gà, chó, trâu, hò, kêu vang tứ phía. Một người nhà quê quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào: Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!. Quan lớn hét:.. Đê vỡ rồi thì ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày… Lính đâu sao hây dám để nó chạy sồng sộc vào đây, không có phép tắc gì nữa à?… Đuổi cổ nó ra. Sau lần ồn ào đỏ mặt ấy, quan xuống giọng Thầy bốc quân gì thế?. Dạ, hẩm con chưa bốc. Thì cứ hốc đi chứ!… Chi… chi. Tiếng quan vang to lên sung sướng, ngài vỗ tay thật mạnh xuống sập: Đây rồi, thế chứ lại!. Quan xòe bài ra, cười vui vẻ: Thông tòm, chi chi nẩy! Điếu mày. Thì ra ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đè vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ. Đến đây lòng chúng ta se lại, bộ mặt thật của chúng là thế đấy! Quan có biết đâu khi quan ù ván bài to thì khắp mọi nơi nước tràn lèn láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúc má ngập hết… Kè sống không chỗ ở, kể chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước… một tai họa khủng khiếp đối với dân lành – phải chăng đây là thành tích của quan phụ mẫu đi hộ đê thời bấy giờ?

Sống chết mặc bay là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sống phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân, hắn chỉ biết thỏa mãn, sở thích của hắn mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Hắn thì chỉ biết sống chết mặc bay. Cái thái độ ấy phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.

Truyện giúp ta hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Càng hiểu ta càng ghê tởm bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia. Chúng chỉ là những tên sâu dân mọt nước gây đau khổ cho dân lành. Và ta mong sao trong xã hội mới này, những người đang giữ vị trí cao, sẽ sống đúng đắn là đầy tớ cua nhân dân, biết lấy hạnh phúc của dân làm hạnh phúc của mình. Có lẽ đó cũng chính là mơ ước chung của mọi người dân hiện nay vậy.

Bình luận (0)
H24
20 tháng 4 2022 lúc 15:30
Bình luận (0)
HQ
Xem chi tiết
H24
16 tháng 3 2022 lúc 18:05

Tham Khảo (Phần in đậm phía dưới là cách thức làm bánh trưng , em có thể làm theo hoặc lược bỏ vài câu cho đỡ dài nhé bé !!)

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Bình luận (3)
MC
Xem chi tiết
LH
20 tháng 8 2016 lúc 20:23

Bài 1: \(\left(5n+2\right)^2-4=\left(25n^2+2.2.5n+2^2\right)-4=25n^2+20n+4-4\)

\(=25n^2+20n=5n\left(5n+4\right)\)

Có \(5n\left(5n+4\right)⋮5\) (có cơ số 5n)

=> \(\left(5n+2\right)^2-4⋮5\)

Bài 2: \(n^3-n=n\left(n^2-1\right)=n\left(n-1\right)\left(n+1\right)\)

Đây là tích ba số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 3.

Vậy: \(n^3-n⋮3\)

Bài 3: \(x^2\left(x-3\right)+12-4x=0\)

\(\Leftrightarrow x^2\left(x-3\right)+4\left(3-x\right)=0\)

\(\Leftrightarrow x^2\left(x-3\right)-4\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x^2-4\right)\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow x^2=4,x=3\)

\(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=2\\x=-2\\x=3\end{array}\right.\)

Bình luận (0)
EC
20 tháng 8 2016 lúc 20:23

Câu 1:

Ta có:(5n+2)2-4=25n2+20n+4-4

                         =5.5n2+5.4n

                         =5.(5n2+4n)

       Vì 5.(5n2+4n) chia hêt cho 5

Suy ra:(5n+2)2-4

Câu 2:

Ta có:

n3-n=n.n2-n

       =n.(n2-1)

      =(n-1).n.(n+1)

       Vì (n-1);n và (n+1) là ba số tự nhiên liên tiếp

 Mà (n-1).n.(n+1) chia hết cho 3(1)

              Và (n-1).(n+1) chia hêt cho 2(2)

Từ (1) và (2) suy ra:(n-1).n.(n+1) chia hết cho 6

 

Bình luận (0)
HN
20 tháng 8 2016 lúc 20:17

Bài 1. \(\left(5n+2\right)^2-4=\left(5n+2\right)^2-2^2=5n.\left(5n+4\right)\) luôn chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.

Bài 2. \(n^3-n=n\left(n^2-1\right)=\left(n-1\right).n.\left(n+1\right)\)

Nhận thấy tích trên gồm ba số nguyên liên tiếp nên chia hết cho cả 2 và 3

Mà (2,3) = 1 => Tích trên chia hết cho 6

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
BC
22 tháng 2 2016 lúc 16:35

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.

4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

2. Lời kể:

Khi kể cần chú ý thể hiện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho phù hợp với các nhân vật trong truyện. Cụ thể:

- Đoạn từ đầu đến "và nói" thể hiện lời người dẫn chuyện chậm rãi.

- Câu nói "Tổ tiên ta (...) có Tiên vương chứng giám" thể hiện lời của nhà vua tuyên bố ý định truyền ngôi và cách thử tài, cần trình bày bằng giọng trầm tĩnh, uy nghiêm.

- Đoạn tiếp theo "Người buồn nhất (...) khoai lúa tầm thường quá!" thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của Lang Liêu khi nghe lời tuyên bố của vua cha và nghĩ đến cảnh ngộ của mình.

- Lời của vị thần linh "Trong trời đất (...) mà lễ Tiên vương" trình bày bằng giọng trầm lắng, thiêng liêng.

- Tiếp theo, "Tỉnh dậy (...) khen ngon" vẫn là lời người dẫn chuyện nhưng điểm nút của câu chuyện đã được mở ra, cần trình bày bằng giọng vui vẻ, trong sáng.

- Đoạn cuối ("Từ đấy (...) hương vị ngày Tết") cũng là lời dẫn chuyện nhưng là sau khi câu chuyện thử tài đã kết thúc, Lang Liêu lên làm vua nên thể hiện bằng giọng trong sáng, tự hào.

3. Ngày nay, vào dịp Tết, nhân dân ta vẫn còn lưu giữ thói quen làm bánh chưng, bánh giầy (như là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, cũng như là một phẩm vật không thể thiếu để cúng lễ tổ tiên). Phong tục ấy vừa thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của người Việt ta, vừa thể hiện ý thức tôn kính tổ tiên, tôn kính những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Phong tục ấy cũng đồng thời là lời nhắn nhủ với con cháu đời nay về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta ngày trước. 

4*. Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.  

Bình luận (0)
HD
18 tháng 8 2016 lúc 21:01

Soạn bài : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

 
                      Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
                               BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY(Truyền thuyết) 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.2. Lời kể:Khi kể cần chú ý thể hiện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho phù hợp với các nhân vật trong truyện. Cụ thể:- Đoạn từ đầu đến "và nói" thể hiện lời người dẫn chuyện chậm rãi.- Câu nói "Tổ tiên ta (...) có Tiên vương chứng giám" thể hiện lời của nhà vua tuyên bố ý định truyền ngôi và cách thử tài, cần trình bày bằng giọng trầm tĩnh, uy nghiêm.- Đoạn tiếp theo "Người buồn nhất (...) khoai lúa tầm thường quá!" thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của Lang Liêu khi nghe lời tuyên bố của vua cha và nghĩ đến cảnh ngộ của mình.- Lời của vị thần linh "Trong trời đất (...) mà lễ Tiên vương" trình bày bằng giọng trầm lắng, thiêng liêng.- Tiếp theo, "Tỉnh dậy (...) khen ngon" vẫn là lời người dẫn chuyện nhưng điểm nút của câu chuyện đã được mở ra, cần trình bày bằng giọng vui vẻ, trong sáng.- Đoạn cuối ("Từ đấy (...) hương vị ngày Tết") cũng là lời dẫn chuyện nhưng là sau khi câu chuyện thử tài đã kết thúc, Lang Liêu lên làm vua nên thể hiện bằng giọng trong sáng, tự hào.3. Ngày nay, vào dịp Tết, nhân dân ta vẫn còn lưu giữ thói quen làm bánh chưng, bánh giầy (như là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, cũng như là một phẩm vật không thể thiếu để cúng lễ tổ tiên). Phong tục ấy vừa thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của người Việt ta, vừa thể hiện ý thức tôn kính tổ tiên, tôn kính những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Phong tục ấy cũng đồng thời là lời nhắn nhủ với con cháu đời nay về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta ngày trước. 4*. Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.  
Bình luận (1)
HD
18 tháng 8 2016 lúc 21:02

ngaingung nè bùi hà chi bạn chép trong mạng đúng khôngHướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

Bình luận (2)
NU
Xem chi tiết
TP
1 tháng 7 2019 lúc 6:19

Lời giải :

A B C D M K N

1) Xét hình thang ABCD có M là trung điểm của AB, K là trung điểm của CD

=> MK là đường trung bình của hình thành ABCD

=> MK // BC // AD ( đpcm )

2) Xét tam giác ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC

=> MN là đường trung bình của tam giác ABC

=> MN // BC

Mặt khác theo câu 1) ta có MK // BC

=> M, N, K thẳng hàng ( theo tiên đề Ơ-clid )

Vậy....

Bình luận (0)
H24
1 tháng 7 2019 lúc 7:05

vì ABCD là hbh

=> AB//CD

BC//DA

vì AN//DC (AB//DC)

=>DMMN=MCMA (theo đl ta-lét) (1)

vì AD//CK (AD//AK)

=> MKMD=MCMA (theo đl ta-lét) (2)

từ (1) và(2) ta có

DMNM=MKDM

=> DM2=NM.MK (đpcm)

Bình luận (0)
HY
Xem chi tiết
NK
9 tháng 8 2018 lúc 7:36

A B C H E

Gọi AH \(\perp \) BC = {H}, E là trung điểm của AB

Xét \(\Delta AHB\)vuông tại H có HE là là đường trung tuyến

 => HE = AE = BE = \(1 \over 2\) AB

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 11 2019 lúc 16:37

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
MN
13 tháng 2 2022 lúc 16:11

Em tham khảo:

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và mang lại rất nhiều lợi ích mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ rừng vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu “rừng” là khoảng đất rộng lớn thường ở cao hơn so với đồng bằng, là nơi sinh sống, tập trung của rất nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Nói đến rừng, ta nghĩ ngay đến các loại cây cối được trồng dày đặc, mọc um tùm và xanh tươi tốt với đủ loại muông thú khác nhau tạo nên một quần thể đa dạng, mang nhiều lợi ích. Bảo vệ rừng chính là giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển tự nhiên.

Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Trước hết, rừng cung cấp cho chúng ta một số lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như lim, táu, mun, trắc...). Đây chính là những nguyên vật liệu được con người sử dụng rộng rãi trong đời sống và vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Cụ thể, gỗ quý được dùng để xây những ngôi chùa với những thiết kế kiểu dáng bắt mắt, xây lăng tẩm, xây nhà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rất nhiều trong các đồ dùng gia đình (giường, tủ, bàn, ghế...), trong giao thông (cầu, cống, phà, thuyền, bè...), trong nhạc cụ (đàn, sáo, nhị)... Nhìn chung, gỗ mang lại nhiều giá trị lớn cho con người, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra toàn thế giới. Bên cạnh việc cung cấp gỗ, rừng còn là nơi tập trung của rất nhiều cây thuốc quý (thuốc nam, thuốc bắc,...), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Ngoài ra, rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, mang lại sự đa dạng sinh học. Nhưng đứng trước thực trạng cuộc sống hiện đại như hiện nay, ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề cấp bách của toàn xã hội và rừng xanh được xem như "lá phổi xanh" của Trái Đất cung cấp oxi, điều hòa khí hậu và làm cho môi trường xung quanh chúng ta trong lành, mát mẻ hơn. Nó còn là thành trì khá vững chắc ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn đất, hạn chế lũ quét và những tổn thất, mất mát to lớn do thiên tai mang lại. Không những vậy, rừng còn là địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước, là nơi nghỉ dưỡng trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, là địa điểm tham quan, nghiên cứu... như rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),... Và về mặt tinh thần, rừng cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ... như Nhớ rừng (Thế Lữ), Việt Bắc (Tố Hữu), Rừng xanh yêu thương (Huy Cường)...

 

Có thể thấy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Như vậy, thật đúng đắn khi nói rằng “Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
BF
tham khảoDàn ý bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

1. Mở bài

- Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng.

- Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

 

2. Thân bài

- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:

Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.

Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng.

- Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

- Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

 Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Mẫu 1

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Bởi vậy mà bảo vệ rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.

Đối với mỗi quốc gia, rừng được coi là tài sản quý giá. Đặc biệt khi ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi, thì rừng lại có vai trò càng quan trọng hơn. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là cần thiết. Rừng là ngôi nhà chúng của rất nhiều loài động, thực vật. Một khi ngôi nhà đó bị phá hoại thì các loài động, thực vật đó cũng không thể sống sót. Điều đó sẽ khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Cây xanh có khả năng lọc không khí, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Chính vì vậy mà con người mới coi rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại. Rừng cũng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi con người chặt phá rừng, thì mưa lớn sẽ khiến cho lớp đất đá bị cuốn trôi gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.

Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.

 

Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.

Qua đây, mỗi người đã thấy được vai trò của rừng trong cuộc sống. Việc bảo vệ rừng không phải chỉ riêng một cá nhân, mà còn là của toàn nhân loại. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng.

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Mẫu 2

Rừng có một tầm quan trọng lớn trong cuộc sống của nhân loại. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, cần phải hiểu rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng chính là một phần của môi trường thiên nhiên, bởi vậy mà có những tác động to lớn đến cuộc sống con người.

Đầu tiên, rừng chính là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Bởi vậy mà mới có hình ảnh so sánh “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

Đồng thời, nếu chúng ta bảo vệ rừng cũng có nghĩa là đang bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Bởi nơi đây sẽ cung cấp cho chúng ta gỗ quý, dược liệu, khoáng sản… Đây là những nguồn nguyên liệu quý phục vụ trong hoạt động sản xuất của con người. Tiếp đến rừng thu hút khách du lịch sinh thái như các diện tích rừng quốc gia Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, U Minh… đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt nhất là rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Bởi Việt Nam là đất nước có 3/4 là diện tích đồi núi. Nhiều cánh rừng đã trở thành ranh giới tự nhiên với các quốc gia láng giềng. Việc bảo vệ rừng chính là góp phần bảo vệ an ninh của các vùng biên giới. Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, rừng còn là nơi các chiến sĩ bộ đội ẩn nấp, cùng nhau đánh bại kẻ thù.

 

Một thực tế hiện nay là hiện tượng chặt phá rừng đang ngày càng diễn ra phổ biến. Nhiều cánh rừng đầu nguồn đã bị xóa sổ. Người dân vùng núi đã đốt rừng để làm nương rẫy. Khoáng sản còn bị khai thác một cách trái phép… Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải có các quy định xử phạt nghiêm minh đến từ pháp luật.

Như vậy, việc bảo vệ rừng đang là một bài toán cấp bách cho các người dân cũng như các cấp chính quyền. Chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ rừng, bởi đó chính là cuộc sống của chúng ta.

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Mẫu 3

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và mang lại rất nhiều lợi ích mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ rừng vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu “rừng” là khoảng đất rộng lớn thường ở cao hơn so với đồng bằng, là nơi sinh sống, tập trung của rất nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Nói đến rừng, ta nghĩ ngay đến các loại cây cối được trồng dày đặc, mọc um tùm và xanh tươi tốt với đủ loại muông thú khác nhau tạo nên một quần thể đa dạng, mang nhiều lợi ích. Bảo vệ rừng chính là giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển tự nhiên.

Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Trước hết, rừng cung cấp cho chúng ta một số lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như lim, táu, mun, trắc...). Đây chính là những nguyên vật liệu được con người sử dụng rộng rãi trong đời sống và vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Cụ thể, gỗ quý được dùng để xây những ngôi chùa với những thiết kế kiểu dáng bắt mắt, xây lăng tẩm, xây nhà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rất nhiều trong các đồ dùng gia đình (giường, tủ, bàn, ghế...), trong giao thông (cầu, cống, phà, thuyền, bè...), trong nhạc cụ (đàn, sáo, nhị)... Nhìn chung, gỗ mang lại nhiều giá trị lớn cho con người, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra toàn thế giới. Bên cạnh việc cung cấp gỗ, rừng còn là nơi tập trung của rất nhiều cây thuốc quý (thuốc nam, thuốc bắc,...), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Ngoài ra, rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, mang lại sự đa dạng sinh học. Nhưng đứng trước thực trạng cuộc sống hiện đại như hiện nay, ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề cấp bách của toàn xã hội và rừng xanh được xem như "lá phổi xanh" của Trái Đất cung cấp oxi, điều hòa khí hậu và làm cho môi trường xung quanh chúng ta trong lành, mát mẻ hơn. Nó còn là thành trì khá vững chắc ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn đất, hạn chế lũ quét và những tổn thất, mất mát to lớn do thiên tai mang lại. Không những vậy, rừng còn là địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước, là nơi nghỉ dưỡng trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, là địa điểm tham quan, nghiên cứu... như rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),... Và về mặt tinh thần, rừng cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ... như Nhớ rừng (Thế Lữ), Việt Bắc (Tố Hữu), Rừng xanh yêu thương (Huy Cường)...

 

Có thể thấy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Như vậy, thật đúng đắn khi nói rằng “Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Mẫu 4

“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3/4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng. Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm. Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy. Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, lâm tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

 

Như vậy, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Mẫu 5

Suốt chiều dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người. Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng giống như một lá phổi xanh của trái đất. Oxi chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và thải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hàng ngày. Rừng chè, rừng cà phê... cho con người nguyên liệu để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa...

Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị xói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sóng từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc "Nhạc rừng" mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ "Rừng Việt Bắc" đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến... và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Nhiều người không có ý thức thì cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Không những chặt cây lấy gỗ, họ còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép. Chính vì việc phá hoại rừng của một bộ phận người không có ý thức đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của con người đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng gây mất cân bằng sinh thái. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. Hay như hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người…

Bình luận (0)
LN
13 tháng 2 2022 lúc 16:13

Nói về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của mỗi người, có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”

Rừng cây là một môi trường sinh thái giàu có. Nơi đó không chỉ có cây cối, mà còn có cả một hệ thống sinh vật, nấm, nguồn nước, khoáng sản khổng lồ. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, rừng đã cung cấp cho cuộc sống con người rất nhiều tài nguyên quan trọng. Không chỉ như vậy, rừng còn là nguồn cung cấp oxi cho chúng ta hô hấp, thanh lọc bụi bẩn trong không khí, bảo vệ đất khỏi sạt lở, ngăn cản lực phá hoại của lũ lụt… Tất cả những điều đó đều do lá phổi xanh của trái đất đem lại.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều người đã bị tiền tài che mắt, can tâm phá hoại, càn quét những khu rừng để trục lợi cá nhân. Biết bao khu rừng cháy rụi, bị khai thác đến kiệt quệ, khiến không khí ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở xảy ra triền miên. Vì vậy, ngay từ lúc này, chúng ta cần đứng lên bảo vệ rừng, để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Ngay từ những hành động thiết thực nhất như tuyên truyền bảo vệ rừng, hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ quý hiếm, lâu năm, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

Em tin rằng, chỉ cần tất cả mọi người cùng chung tay, thì những cánh rừng sẽ sớm xanh tươi trù phú trở lại. Lúc đó, cuộc sống của chúng ta sẽ lại bình yên, trong lành như xưa.

Bình luận (0)