Vẽ và tìm tọa độ giao điểm của (P): \(y=\dfrac{-1}{4}x^2\) và (D): \(y=\dfrac{1}{2}-2\)
Cho hàm số y=\(\dfrac{1}{4}x^2\) (P) ; y=\(\dfrac{1}{2}\)x+2 (d)
a,Vẽ (d) và (P) trên cùng mặt phẳng tọa độ
b,Tìm tòa độ giao điểm của (P) và (d)
b: Phương trình hoành độ giao điểm là:
\(\dfrac{1}{4}x^2=\dfrac{1}{2}x+2\)
\(\Leftrightarrow x^2-2x-8=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x-4\right)\left(x+2\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=4\\x=-2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}y=\dfrac{1}{4}\cdot4^2=4\\y=\dfrac{1}{4}\cdot\left(-2\right)^2=1\end{matrix}\right.\)
Vẽ đồ thị các hàm số sau trên cùng 1 mặt phẳng tọa độ và tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng đó:
a) y = 2x và y = -3x + 5
b) y = 3x + 2 và y = \(-\dfrac{1}{2}x+1\)
c) y = \(\dfrac{3}{2}x-2\) và y = \(-\dfrac{1}{2}x\:+2\)
d) y = -2x + 5 và y = x + 2
Bạn tự vẽ nhé.
\(a,\) 2 đồ thị hàm số \(y=2x,y=-3x+5\) giao nhau khi và chỉ khi :
\(2x=-3x+5\\ \Leftrightarrow5x=5\\ \Leftrightarrow x=1\)
Thay \(x=1\) vào \(y=2x\Leftrightarrow y=2\)
Vậy giao điểm của 2 đồ thị là \(\left(1;2\right)\)
\(b,\) 2 đồ thị hàm số \(y=3x+2,y=-\dfrac{1}{2}x+1\) giao nhau khi và chỉ khi :
\(3x+2=-\dfrac{1}{2}x+1\\ \Leftrightarrow\dfrac{7}{2}x=-1\\ \Leftrightarrow x=-\dfrac{2}{7}\)
Thay \(x=-\dfrac{2}{7}\) vào \(y=3x+2\Rightarrow y=\dfrac{8}{7}\)
Vậy giao điểm của 2 đồ thị là \(\left(-\dfrac{2}{7};\dfrac{8}{7}\right)\)
\(c,\) 2 đồ thị hàm số \(y=\dfrac{3}{2}x-2,y=-\dfrac{1}{2}x+2\) giao nhau khi và chỉ khi :
\(\dfrac{3}{2}x-2=-\dfrac{1}{2}x+2\\ \Leftrightarrow2x=4\\ \Leftrightarrow x=2\)
Thay \(x=2\) vào \(y=\dfrac{3}{2}x-2\Rightarrow y=1\)
Vậy giao điểm của 2 đồ thị là \(\left(2;1\right)\)
\(d,\) 2 đồ thị hàm số \(y=-2x+5,y=x+2\) giao nhau khi và chỉ khi :
\(-2x+5=x+2\\ \Leftrightarrow-3x=-3\\ \Leftrightarrow x=1\)
Thay \(x=1\) vào \(y=x+2\Rightarrow y=3\)
Vậy giao điểm của 2 đồ thị là \(\left(1;3\right)\)
cho parabol (p) : y=\(-\dfrac{x^2}{2}\)và đường thẳng y=\(-\dfrac{1}{2}x-1\) (d) trên cùng mặt tọa độ .a) vẽ parabol (P) và đường thẳng (d) trên cùng hệ trục tọa độ Oxy
b)tìm tọa độ giao điểm của (p) và (d) bằng phép tính
b: Phương trình hoành độ giao điểm là:
\(-\dfrac{1}{2}x^2=-\dfrac{1}{2}x-1\)
\(\Leftrightarrow-\dfrac{1}{2}x^2+\dfrac{1}{2}x+1=0\)
\(\Leftrightarrow x^2-x-2=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x-2\right)\left(x+1\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=2\\x=-1\end{matrix}\right.\)
Thay x=2 vào (P), ta được:
\(y=\dfrac{-2^2}{2}=-2\)
Thay x=-1 vào (P), ta được:
\(y=-\dfrac{1^2}{2}=-\dfrac{1}{2}\)
a) Vẽ:
(d): \(y=\dfrac{3}{2}x-1\)
(d'): \(y=\dfrac{2}{3}x+1\)
b) Tìm tọa độ giao điểm A của (d) và (d')
b: Tọa độ giao điểm là:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{2}x-1=\dfrac{2}{3}x+1\\y=\dfrac{2}{3}x+1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{12}{5}\\y=\dfrac{13}{5}\end{matrix}\right.\)
Giải giúp em câu c với ạ.
a) Vẽ đồ thị (P): \(y=-\dfrac{1}{4}x^2\)
b) Bằng phép tính tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D): \(y=\dfrac{1}{2}x\)
c) Tìm các điểm M trên (P) có hoành độ gấp 2 lần tung độ.
b: Tọa độ giao điểm là:
\(\left\{{}\begin{matrix}-\dfrac{1}{4}x^2-\dfrac{1}{2}x=0\\y=\dfrac{1}{2}x\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{2}x\left(\dfrac{1}{2}x+1\right)=0\\y=\dfrac{1}{2}x\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left(x,y\right)\in\left\{\left(0;0\right);\left(-2;-1\right)\right\}\)
c: Gọi M(2y;y)
Thay x=2y và y=y vào (P), ta được:
\(y=\dfrac{-1}{4}\cdot\left(2y\right)^2=\dfrac{-1}{4}\cdot4y^2=-y^2\)
=>y(y+1)=0
=>y=0 hoặc y=-1
=>x=0 hoặc x=-2
Cho hàm số y = -\(\dfrac{3}{2}\)x\(^2\) có đồ thị (P) và y = -2x + \(\dfrac{1}{2}\) có đồ thị (d)
1/ Vẽ (P) và (d) trên cùng một hệ trục tọa độ vuông góc. Xác định tọa độ các giao điểm của (P) và (d).
2/ Tìm tọa độ những điểm trên (P) thỏa tính chât tổng hoành độ và tung độ của điểm đó bằng -4.
không vẽ đồ thị hãy tìm tọa độ các giao điểm của các đồ thị hàm số sau:
a) y=x\(^2\)và y=\(\dfrac{1}{2}\)x b) y=\(-\dfrac{1}{2}x^2\)và y=mx+\(\dfrac{1}{2}m^2-8\)
a, Hoành độ giao điểm tm pt
\(x^2-\dfrac{1}{2}x=0\Leftrightarrow x\left(x-\dfrac{1}{2}\right)=0\Leftrightarrow x=0;x=\dfrac{1}{2}\)
Với x = 0 => y = 0
Với x = 1/2 => y = 1/4
Vậy (P) cắt (d) tại O(0;0) ; A(1/2;1/4)
Cho (p):y=\(\dfrac{x^2}{4}\)và (d):y=\(\dfrac{1}{2}\)x+2
a) Vẽ (p) và (d) trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy
b) Gọi A và B là các giao điểm cuả (d) và (p). Tìm điểm M trên cung AB của (p) sao cho diện tích △MAB lớn nhất.
Vẽ (P): y=\(\dfrac{x^2}{3}\) và (D): y=2x-3; tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D)
Xét ptr hoành độ của `(P)` và `(D)` có:
`x^2/3=2x-3`
`<=>x^2=6x-9`
`<=>x^2-6x+9=0`
`<=>(x-3)^2=0`
`<=>x-3=0<=>x=3`
`=>y=2.3-3=3`
Vậy tọa độ giao điểm của `(P)` và `(D)` là: `(3;3)`
Đề bài : cho Parabol (P): y=1/2x^2 và đường thẳng (d):\(y=\left(m+1\right)x-\dfrac{m-1}{2}\)(x là ẩn , m là tham số ). tìm tọa độ giao điểm của p và d khi m = -2
Gỉai : Pt hoành độ giao điểm của P và d là \(\dfrac{1}{2}x^2-\left(m+1\right)x+\dfrac{m-1}{2}=0\)
Thay m=-2 vào pt ta đc \(\dfrac{1}{2}x^2-\left(-2+1\right)x+\dfrac{-2-1}{2}=0\)
\(\Rightarrow\dfrac{1}{2}\left(x^2+\dfrac{1}{2}x-3\right)=0\)
\(\Rightarrow x^2+2x\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{16}-\dfrac{1}{16}-3=0\Rightarrow\left(x+\dfrac{1}{4}\right)^2=\dfrac{49}{16}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{6}{4}\\x=-2\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{9}{8}\\y=2\end{matrix}\right.\)
Vậy ....
cho hỏi em sai chỗ nào vậy mn
\(\dfrac{1}{2}x^2-\left(-2+1\right)x+\dfrac{-2-1}{2}=0\)
\(\Rightarrow\dfrac{1}{2}x^2+x-\dfrac{3}{2}=0\)
Tới đây dùng \(\Delta\) chứ, nếu bn lấy \(\dfrac{1}{2}\) đặt lm nhân tử chung thì ở đây hơi vô lí
\(\Delta=b^2-4ac=1-4.\dfrac{1}{2}.\left(-\dfrac{3}{2}\right)=4>0\)
\(\Rightarrow\)Pt có 2 nghiệm phân biệt
\(\left\{{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta}}{2a}=\dfrac{-1+2}{1}=1\\x_2=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta}}{2a}=\dfrac{-1-2}{1}=-3\end{matrix}\right.\)
Thay \(x_1=1\) vào \(y=\dfrac{1}{2}x^2\Rightarrow y=\dfrac{1}{2}\)
Thay \(x_2=-3\) vào \(y=-x+\dfrac{3}{2}\Rightarrow y=\dfrac{9}{2}\)