tại sao phải có điều kiện để hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực
Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới ?
-Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
-Tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN.
-Thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
-Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực thế giới ?
1. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì: Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì đã bình thường hoá quan hệ.
2. Trở thành thành viên chính thức ASEAN: Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
3. Hội nhập các diễn đàn kinh tế: Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
4. Trở thành thành viên chính thức WTO: Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Hello bạn mình bạn có thể tham khảo câu trả lời sau ạ :
1. Bình thường hóa quan hệ với hoa kì : Từ đầu năm 1995 Việt nam và Hoa Kì đã bình thương hóa quan hệ
2. Trở thành thành viên chính thức ASEAN : Tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ÁEAN
3. Hội nhập các diễn đàn kinh tế: Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA ( khu vực mậu dịch tự do ASEAN ), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương
4.Trở thành thành vien chính thức của WTO : Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Chúc bạn học tốt !
1. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì: Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì đã bình thường hoá quan hệ.
2. Trở thành thành viên chính thức ASEAN: Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
3. Hội nhập các diễn đàn kinh tế: Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
4. Trở thành thành viên chính thức WTO: Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là.
A. Hội nhập, giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt.
B. Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
C. Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển.
D. Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
D.Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
Em sẽ chọn một khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng có nền kinh tế chậm phát triển hay một khu vực không có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nền kinh tế xã hội phát triển. Hãy cho biết lí do vì sao em chọn?
Em sẽ chọn khu vực có điều kiện tự nhiên ko thuận lợi nhưng nền kinh tế phát triển.Vì nếu phát triển mạnh thì ta có thể sử dụng nó và công thêm trí thông minh để khắc phục thiên tai, địa hình ko thuận lợi.Từ đó làm khu vực càng phát triển giàu mạnh hơn.Còn nếu chọn khu vực đầu tiên thì sẽ khó phát triển hơn, vì nó ko có đà, bàn đạp đẻ tiến xa hơn ku vực 2.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất về cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
A. Hội nhập, giao lưu, hợp tác với khu vực và thế giới về mọi mặt.
B. Giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với kinh tế thế giới.
C. Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật thế giới để phát triển.
D. Có điều kiện tiếp thu nguồn vốn, trình độ quản lí tiên tiến của thế giới.
Tuy điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng khu vực Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên dồi dào là nguồn động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế khu vực Tây Nam Á có đặc điểm như thế nào và phát triển ra sao?
- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%
- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
Liên Bang Nga có điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Quốc gia này đang từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế Liên Bang Nga phát triển ra sao? Những ngành kinh tế nào đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Liên Bang Nga?
Tham khảo:
1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới
Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :
+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).
- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
Có ý kiến cho rằng điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nền kinh tế -xã hội kém phát triển dân cư thưa thớt, còn khu vực điều kiện tự nhiên thuận lợi nên kinh tế- xã hội phát triển dân cư tập trung đông đúc? Em có đồng Ý với ý kiến trên không ?Vì sao?
Đồng ý. Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...
Đồng ý.
Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...