Tính độ điện li α của dung dịch axit formic HCOOH 0,46 % ( d = 1g/ml ) có pH = 3.
Dung dich HCOOH 0,46% (d = 1g/ml) có pH = 3 . Độ điện li của dung dịch là
Ta có công thức:
C%=CM*M(HCOOH)/10*d
=>CM(đầu)=C%*10*d/M(HCOOH)
=0.46*10*1/46=0.1(mol/l)
_Dung dịch sau phản ứng có pH=3:
=>CM(H+)=10^-3(mol/l)
HCOOH<=>H{+}+HCOO{-}
10^-3------->10^-3(mol/l)
=>CM(HCOOH sau)=10^-3(mol/l)
_Độ điện li alpha=CM(HCOOH sau)/CM(đầu)
=10^-3/0.1=0.01=1%
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong 3 dung dịch có cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4 thì dung dịch có nồng độ mol lớn nhất là HCOOH.
(2) Phản ứng trao đổi ion không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.
(3) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là BaCO3.
(4) Axit, bazơ, muối là các chất điện li.
(5) Dung dịch CH3COONa và dung dịch C6H5ONa (natri phenolat) đều là dung dịch có pH >7.
(6) Theo thuyết điện li, SO3 và C6H6 (benzen) là những chất điện li yếu.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Chọn đáp án A
(1) Trong 3 dung dịch có cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4 thì dung dịch có nồng độ mol lớn nhất là HCOOH. Đúng vì HCOOH điện ly không hoàn toàn.
(2) Phản ứng trao đổi ion không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố. (chuẩn)
(3) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là BaCO3.(Chuẩn)
(4) Axit, bazơ, muối là các chất điện li.(Chuẩn)
(5) Dung dịch CH3COONa và dung dịch C6H5ONa đều là dung dịch có pH >7.(Chuẩn)
(6) Theo thuyết điện li, SO3 và C6H6 (benzen) là những chất điện li yếu.
(Sai – các chất trên là những chất không điện ly.Vì khi tan trong dung môi nó không phân li thành cac ion.Chú ý khi SO3 tan vào H2O thì chất điện ly là axit H2SO4 chứ không phải SO3)
Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li α = 1%. Tính pH của dung dịch thu được.
A.1
B.2
C. 3
D. Đ/a khác
HCOOH là một axit yếu. Độ điện li của axit này sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vào dung dịch HCOOH vài giọt dung dịch HCl (coi V không thay đổi )?
A. tăng
B. giảm
C. không biến đổi
D. không xác định được
Thêm nước vào 10 ml axit axetic băng ( axit 100%, D=1,05g/cm3) đến thể tích 1,75 lít ở 250C thu được dung dịch X có pH=2,9. Độ điện li của axit axetic là?
A . 0,09%
B. 1,26%
C . 2,5%
D. 0,126%
Ta có alpha = C/C0.
Với C là nồng độ chất hoà tan phân li ra ion, C0 là nồng độ mol của chất hoà tan
vậy. m axit =D*V và n = m/M => n = 0.175 mol suy ra C0 = 0.175/1.75 = 0.1
Ta có pH=2.9 vậy [H+]=10^(-2.9) = C
Vậy alpha = (10^(-2.9)) / 0.1 = 0.126 = 1,26%
=> Đáp án B
Tính độ điện li của dung dịch axit HF 0,1M có pH = 3.
A.1
B. 0,1
C. 0,01
D. Đ/a khác
Ðộ điện li của axit HF nồng độ không quá nhỏ trong dung dịch nước có giá trị A.α = 1 B. α = 0 C. 0 < α < 1 D. 0 < α≤ 1
Ðộ điện li của axit HF nồng độ không quá nhỏ trong dung dịch nước có giá trị A.α = 1 B. α = 0 C. 0 < α < 1 D. 0 < α≤ 1
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
A.Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
B.Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
C.Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
D.Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
Trước khi pha loãng: pH = 3 → [H+] = 10-3 → nH+ = 10-3V1 (mol).
Sau khi pha loãng: nH+ = 10-pHV2 (mol) = 10-pH .10V1 (mol)
Do số mol sau pha loãng > trước pha loãng nên: pH < 4
HCOOH là một axit yếu. Độ điện li của axit này sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vào dung dịch HCOOH vài giọt dung dịch HCl (coi V không thay đổi )?
A. tăng B. giảm
C. không biến đổi D. không xác định được.
thêm HCl có nghĩa là thêm H+ vào dd. Theo Le Chatrlier thì pứ chuyển dịch theo chiều làm giảm H+ => pứ nghịch=> giảm sự phân li => độ điện li giảm
Giấm ăn thường là dung dịch axit axetic CH3COOH 3% (khối lượng riêng d=1g/ml). Cho hằng số Ka=2.10-⁵. Như vậy giấm ăn có pH là:....