Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
PD
10 tháng 12 2020 lúc 19:18

4 câu đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"(Truyên Kiều - Nguyễn Du) la bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi."​ Hình ảnh ẩn dụ"con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây: "Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"​ Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
VL
29 tháng 8 2019 lúc 20:27

Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.

    Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.

    Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

    Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.

     Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân tươi đẹp.

k mình nha thanks

Bình luận (0)
NO
Xem chi tiết
HH
24 tháng 10 2018 lúc 12:02

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân

Bình luận (1)
TN
Xem chi tiết
NM
15 tháng 12 2021 lúc 9:53

TK: 

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt những chị chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những xúc cảm ấy vẫn luôn trong tôi như một điều gì đó quan trọng mà không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TH
4 tháng 10 2018 lúc 15:41

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân có 90 ngày đã qua 60 ngày.Đây là lúc mùa xuân tràn mọi nẻo,mùa xuân đậm nhất ,mùa xuân đã trải màu xanh non khắp đất trời.Cây cỏ mùa xuân được tác giả miêu tả:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người

Bình luận (0)
YH
Xem chi tiết
MN
2 tháng 2 2021 lúc 22:41

Câu 1 chị làm ở trước rồi nhé

Câu 2: Đánh dấu vào nhũng nhận xét đúng về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân cùa tôi”:

Văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Văn bản đã tái hiện được không khí và cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân ờ Hà Nội và miền Bắc một cách sinh động.

Văn bản đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả đối với các lễ hội dân gian trong mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

Sự quan sát và cảm nhận tinh tế; hình ảnh, chi tiết đặc sắc.

Văn bản đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, lòng yêu cuộc sống tha thiết và khát vọng thống nhất đất nước của nhà văn.

Lựa chọn được điểm nhìn đặc sắc, có tác dụng lớn trong việc miêu tả cảnh.

Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết tạo nén sức truyền cảm manh mẽ.

Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu sức biểu cảm.

Sử dụng nhiều phép nghệ thuật độc đáo như phép so sánh, liệt kê, điệp ngữ…

Sử dụng bút pháp khoa trương độc đáo để miêu tả cảnh thiên nhiền.

câu nào đúng chị in đậm rồi nhé

Câu 5: Hãy tìm các từ láy trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng :

“Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ỏ trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Tham khảo:

- Những từ láy được sử dụng để diễn tả cảm xúc vui sướng, thư thái trong tâm hồn tác giả trong tiết xuân sau rằm tháng giêng, và để miêu tả sự thay đổi cảnh vật.

- Hai từ láy thể hiện sáng tạo độc đáo của Vũ Bằng là “trong trong” và “hồng hồng”. Đây là hai từ láy mang sắc thái giảm nhẹ, gợi nên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi, tươi tắn của nền trời xuân. Có cảm giác, bàn tay người nghệ sĩ vẽ cảnh thật gượng nhẹ, nâng niu như sợ vẻ đẹp bầu trời ấy tan biến mất.

Những từ láy này còn góp phần tạo nên tính nhạc cho câu văn. Những câu văn luyến láy, ngân nga như vần thơ.

Bình luận (0)
YH
2 tháng 2 2021 lúc 22:22

ai giup mình với 

MAI MIK NỘP BÀI RỒI !!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
YH
3 tháng 2 2021 lúc 7:16

GIÚP MÌNH CÂU 3 ĐI ! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

 

 

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
GV
3 tháng 1 2019 lúc 14:07

a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết