Hình 8-1 và Bảng 8-1. Từ đó, rút ra cấu tạo phù hợp với chức năng ở các phần của xương
Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.
Các phần của xương | Trả lời:chức năng phù hợp |
Chức năng |
---|---|---|
1. Sụn đầu xương 2. Sụn tăng trưởng 3. Mô xương xốp 4. Mô xương cứng 5. Tủy xương |
a) Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già b) Giảm ma sát trong khớp c) Xương lớn lên về bề ngang d) Phân tán lực, tạo ô chứa tủy e) Chịu lực f. Xương dài ra |
Đáp án : 1.b ; 2.f ; 3.d ; 4.e ; 5.a .
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
- Mỗi xương đều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:
- Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.
+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.
- Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?
2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?
3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?
4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương?
5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?
7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?
9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?
10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?
11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?
12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
============= Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.
Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.
Tham khảo!
- Cấu tạo của một bắp cơ: Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động:
+ Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp. Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Mà tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ kéo theo sự cử động của xương tạo nên sự vận động.
+ Sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ giúp quyết định độ lớn của lực cơ sinh ra, đảm bảo độ lớn của lực phù hợp với cử động.
Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng bằng cách ghép chữ (a,b,c.....)với số (1,2,3.....) sao cho phù hợp.
Quan sát hình 28.3, cho biết sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi.
Tham khảo!
Xương đùi có cấu tạo phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn:
- Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động.
- Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
Ai giúp mình đc câu nào thì làm ơn nka :
1.Cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng
2.Cấu tại tim và vệ sinh hệ tim mạch
3.Hô hấp trao đổi khí . Cơ chế ?
4.Cấu tạo của hệ tiêu hóa phù hợp vs chức năng ?
5.Tế bào và mô ( nêu cấu tạo , đđ thick nghi , ,chức năng)
Giúp mk vs sắp thi òy
1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
2)* Cấu tạo của tim :
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
*) Vệ sinh hệ tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp
3) Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Cơ chế
- Sự thông khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào
1.các thành phần tế bào và chức năng
2.k/n về mô? cho vd
3.k/n phản xạ? cho vd
4.xương lớn và dài ra do đâu?
5.các thành phần của máu ? chức năng
6.k/n hô hấp? các giai đoạn và vai trò
7.cấu tạo ruột non thích nghi với vai trò hấp thụ dinh dưỡng
8.cấu tạo dạ dày
Các bộ phận | Các bào quan | Chức năng |
Màng sinh chất | Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất: + Lấy các chất cần thiết: 02, chất dinh dưỡng... + Thải các chất bài tiết: C02, urê... | |
Chất tế bào |
1. Lưới nội chất 2. Riboxom 3. Ti thể 4. Bộ máy Gon-gi 5. Trung thể | Thực hiện các hoạt động sống của tế bào - Tổng hợp và vận chuyển các chất Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm Tham gia quá trình phân chia tế bào |
Nhân | 1. Nhiễm sắc thể 2. Nhân con | Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền Tổng hợp ARN riboxom
|
Câu 2:
- Khái niệm mô: Là tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định
- Ví dụ về mô: Mô biểu bì, mô liên kiết, mô cơ, mô thần kinh
Câu 3:
- Khái niệm phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ TK.
- Ví dụ: + Tay chạm vào nước nóng => Tay sẽ rụt lại
Câu 4:
*) Xương to ra về bề ngang là do các tế bào màng xương phân chia tao ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương. Ở tuổi thanh thiếu niên và nhất là tuổi dậy thì xương phát triển rất nhanh. Đến 18-20 tuổi ( với nữ) và 20-25 tuổi ( với nam) thì xương phát triển chậm lại.
*) Xương dài ra nhờ sự phân chia và hoá xương của các tế bào ở sụn tăng trưởng xương.
Câu 5:
-Máu gồm 2 thành phần chính :
+ Huyết tương : lỏng, trong suốt, có màu vàng nhạt chiếm 55% thể tích.
+ Tế bào máu : gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% thể tích.
* Chức năng của huyết tương và hồng cầu :
- Huyết tương : gồm nước 90%; Các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể và chất thải 10%.
- Huyết tương có vai trò
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
+Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu có Hb ( huyết sắc tố) làm cho máu có màu đỏ tươi.
+ Hb + O2 → HbO2 máu đỏ tươi
+ Hb + CO2 → HbCO2 máu đỏ thẫm
- Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2.
(Hồng cầu kết hợp chặt chẽ với CO. à Môi trường nhiều CO làm cản trở việc trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường àcơ thể bị ngộ độc khi hồng cầu bị mất chức năng.)
- Chức năng của bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
+Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện: Bạch cầu hình thành chân giả để bắt và nuốt vi khuẩn, các tế bào già yếu, các tế bào chết vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
+Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu lim phô B thực hiện.
+Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện
-Khi giẫm gai, vi khuẩn xâm nhập tại ổ viêm làm chân sưng đỏ. Khi đó mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm, hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hóa, Mủ trắng là xác chết của bạch cầu để lại.
- Vai trò của tiểu cầu trong quá trình đông máu:
+ Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo nút bịt kín vết thương.
+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo khối máu đông.
Câu 6:
- Khái niện hô hấp : là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic (CO2) ra ngoài cơ thể
-Vai trò của hô hấp với cơ thể: cung cấp o xi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng (ATP) cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể
-Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở (thông khí ở phổi )
+Trao đổi khí ở phổi.
+Trao đổi khí ở tế bào
Câu 7:
*) Cấu tọa của ruột non phù hợp với vai trò hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể:
- Đường kính của ruột non chỉ 3,5 đến 4 cm, rất nhỏ so với dạ dày nhưng nhờ chiều dài bù lại (2,8 – 3m) nên dung tích chứa của nó gấp 2- 3 lần dạ dày. Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong của nó.(600 lần)
- Ruột non rất dài( Tới 2,8- 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá làm cho tổng diện tích bề mặt bên trong ruột đạt tới 400- 500m2
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
- Trong dịch tụy và dịch ruột của ruột non có nhiều loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các phân tử thức ăn. Dịch mật có muối mật và muối kiềm cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa
Câu 8:
*) Cấu tạo của dạ dày:
- Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc
- Có hình dạng túi thắt 2 đầu với dung tích tối đa là 3 lít
- Có 3 lớp cơ rất dày và khỏe ( cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo)
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
Cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng của chúng.
Cấu tạo của bộ xương
Bộ xương người được chia làm 3 phần : xương đầu, xương thân và xương chi
a. Xương đầu : gồm xương sọ và xương mặt
Xương sọ: gồm xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương
Xương mặt : xương gò má, xương hàm trên, xương hàm dưới
b. Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực
+ Cột sống cong hình chữ S gồm: 7 đốt sống cổ; 12 đốt sống ngực; 5 đốt thắt lưng; 5 đốt cùng; 3-4 đốt cụt
+ Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn: 7 đôi sườn thật ( một đầu gắng vào cột sống một đầu gắn vào xương ức) 03 đôi sườn giả ( một đầu gắn vào cột sống, mét ®Çu cã sôn chôm l¹i thµnh mét råi g¾n vµo x¬ng øc) 02 đôi sườn côt ( một đầu gắn vào cột sống, đầu kia tự do)
c. Xương chi : Gồm chi trên và chi dưới
+ Xương chi trên : Xương đai vai ( xương đòn, xương bả) xương cánh tay, xương cẳng tay ( xương trụ, xương quay) các xương bàn tay và xương ngón tay
+ Xương chi dưới : Xương đai hông ( xương chậu, xương háng, xương ngồi) xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân ( xương chày và xương mác) các xương bàn chân và xương ngón chân
1. Các loại xương: có 3 loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt
2. Các loại khớp : có 3 loại :
- Khớp động: có vai trò giúp cơ thể cử đéng dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động ch©n tay. Vd: khớp khủy tay; cổ tay…
Cấu tạo một khớp động gồm có: một đầu xương lồi và một hốc xương. Mặt khớp của mỗi xương có một lớp sụn trơn bóng và đàn hồi. Giữa 2 lớp sụn có hoạt dịch giúp cho hai đầu xương cử động dễ dàng. Bên ngoài khớp có dây chằng trong và ngoài, dai và đàn hồi tạo thành bao khớp.
- Khớp bán động: có vai trò giúp cơ thể cö động hạn chế tạo dáng đứng thẳng ( cột sống). Cấu tạo khớp giữa hai đầu xương thường có một đĩa sụn.
- Khớp bất động : có vai trò cố định, tạo khung vảo vệ các phần bên trong ( hộp sọ). Các xương ăn khớp với nhau nhờ các răng cưa.