cho tam giác vuông MNP tại M, đường cao MH. Biết MH= 6cm, NH= 4,5cm.
Tính MN, MP, NP
Cho tam giác MNP vuông tại M , đg cao MH , có MN=6cm, NP=10cm.Tính MP, MH, NH
Áp dụng định lý Pitago:
\(MP=\sqrt{NP^2-MN^2}=8\left(cm\right)\)
Áp dụng hệ thức lượng:
\(MH.NP=MN.MP\Rightarrow MH=\dfrac{MN.MP}{NP}=4,8\left(cm\right)\)
Áp dụng định lý Pitaho cho tam giác vuông MNH:
\(NH=\sqrt{MN^2-MH^2}=3,6\left(cm\right)\)
cho tam giác MNP vuông tại M phân giác ND đường cao MH
a)chứng minh tam giác MNP đồng dạng tam giác AMP
b) biết MN=6cm;NP=10cm tính MP;DP
a) Xét ΔMNP và ΔHMP có:
Góc MPN chung
Góc NMP = góc MHP (= \(90^o\))
⇒ ΔMNP ~ ΔHMP (g.g)
b) Áp dụng định lí Pytago vào Δ vuông MNP:
\(MP^2=NP^2-MN^2\)
\(MP^2=10^2-6^2\)
\(MP^2=64\)
⇒ MP = 8
Xét ΔMNP có ND là phân giác ⇒ \(\dfrac{MD}{MN}=\dfrac{DP}{NP}\)
hay \(\dfrac{MD}{6}=\dfrac{DP}{10}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{MD}{6}=\dfrac{DP}{10}=\dfrac{MD+DP}{6+10}=\dfrac{MP}{16}=\dfrac{8}{16}=\dfrac{1}{2}\)
⇒ \(\dfrac{DP}{10}=\dfrac{1}{2}\) ⇒ DP = \(\dfrac{10}{2}\) = 5
cho tam giác MNP vuông tại M biết MN=6cm MP= 8cm vẽ đường cao MH
a)cmr: tam giác MNP đồng dạng với tam giác HPM
b)cmr MP^2=MH*NP
c)tinh PN,MH,,PH.
Cho tam giác MNP vuông tại M có MN = 3cm, MP = 4cm, NP = 5cm. a) Tính các tỉ số lượng giác của MNP · ? b) Kẻ đường cao MH của tam giác MNP . Tính MH, NH?
a: Xét ΔMNP vuông tại M có
\(\sin\widehat{N}=\dfrac{MP}{PN}=\dfrac{4}{5}\)
\(\cos\widehat{N}=\dfrac{MN}{MP}=\dfrac{3}{5}\)
\(\tan\widehat{N}=\dfrac{MP}{MN}=\dfrac{4}{3}\)
\(\cot\widehat{N}=\dfrac{MN}{MP}=\dfrac{3}{4}\)
b: Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔMNP vuông tại M có MH là đường cao ứng với cạnh huyền NP, ta được:
\(\left\{{}\begin{matrix}MH\cdot NP=MN\cdot MP\\MN^2=HN\cdot NP\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}MH=2.4cm\\NH=1.8cm\end{matrix}\right.\)
Bài tập 3: Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MH (H thuộc NP). Biết MN = 10cm,
NH = 7cm. Tính NP, MP và SinHMP
Xét ΔMNP vuông tại M có MH là đường caop
nên \(NM^2=NH\cdot NP\)
=>\(NP\cdot7=10^2=100\)
=>\(NP=\dfrac{100}{7}\left(cm\right)\)
ΔMNP vuông tại M
=>\(MN^2+MP^2=NP^2\)
=>\(MP^2=NP^2-MN^2=\left(\dfrac{100}{7}\right)^2-10^2=\dfrac{5100}{49}\)
=>\(MP=\dfrac{10\sqrt{51}}{7}\left(cm\right)\)
\(\widehat{HMP}+\widehat{HMN}=90^0\)
\(\widehat{HMN}+\widehat{N}=90^0\)
=>\(\widehat{HMP}=\widehat{N}\)
Xét ΔMNP vuông tại M có \(sinN=\dfrac{MP}{NP}\)
=>\(sinHMP=\dfrac{10\sqrt{51}}{7}:\dfrac{100}{7}=\dfrac{\sqrt{51}}{10}\)
Cho tam giác MNP vuông tại M vẽ đường cao MH cho MN =3cm , MP=4cm a) chứng minh tam giác HNM đồng dạng với tam giác MNP b)tính độ dài NP,MH,NH ? GIÚP MÌNH VỚI Ạ !
a)xét \(\Delta HMN\) và \(\Delta MNP \)
\(\widehat{A}=\widehat{H}=90^o\left(gt\right)\)
\(\widehat{M}\) ( góc Chung)\)
\(\Rightarrow\Delta HMN\sim\Delta MNP\left(g-g\right)\)
\(\)
b) Theo ddịnh lí Py-ta-go, ta có:
\(NP^2=MN^2+MP^2\\ \Leftrightarrow NP^2=3^2+4^2\\ \Leftrightarrow NP^2=25\\ \Rightarrow NP=5\left(cm\right)\)
\(\dfrac{HM}{MN}=\dfrac{MP}{NP}\\ \Leftrightarrow\dfrac{HM}{3}=\dfrac{4}{5}\\ \Rightarrow HM=\dfrac{3\cdot4}{5}=2.4\left(cm\right)\)
) Theo ddịnh lí Py-ta-go, ta có:
\(MN^2=MH^2+NH^2\Rightarrow NH^2=MN^2-MH^2\\ NH^2=3^2-2.4^2=3.24\left(cm\right)\)
Cho ∆MNP vuông tại M, kẻ đường cao MH (H∈NP) a) Chứng minh: ∆HNM∽∆MNP b) Cho biết MN=6cm, MP=8cm. Tính NP, MH, HN, HP c) Kẻ tia phân giác MD (D∈NP). Trong ∆MDN kẻ tiếp tia phân giác DE (E∈MN) trong ∆MDN kẻ tia phân giác DF (F∈MP) chứng minh: EM/EN×DN/DP×FP/FM=1
a: Xét ΔHNM vuông tại H và ΔMNP vuông tại M có
góc N chung
Do đó: ΔHNM\(\sim\)ΔMNP
b: \(NP=\sqrt{6^2+8^2}=10\left(cm\right)\)
\(MH=\dfrac{MN\cdot MP}{NP}=4.8\left(cm\right)\)
\(HN=\dfrac{MN^2}{NP}=3.6\left(cm\right)\)
=>HP=6,4(cm)
Bài 1. Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MH, MH = 6cm; PH = 9cm.
Tính độ dài các đoạn thẳng NH, NP, MN, MP.
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, AH = 3cm, AC = 5cm.
Tính độ dài đoạn thẳng BC (không sử dụng định lí Pitago).
Bài 1 :
Xét tam giác MNP vuông tại M, đường cao MH
* Áp dụng hệ thức : \(MH^2=NH.HP\Rightarrow NH=\frac{MH^2}{HP}=\frac{36}{9}=4\)cm
=> NP = HN + HP = 4 + 9 = 13 cm
* Áp dụng hệ thức : \(MN^2=NH.NP=4.13\Rightarrow MN=2\sqrt{13}\)cm
* Áp dụng hệ thức : \(MP^2=PH.NP=9.13\Rightarrow MP=3\sqrt{13}\)cm
Bài 2 :
Xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH
* Áp dụng hệ thức : \(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{AC^2}+\frac{1}{AB^2}\Rightarrow\frac{1}{9}=\frac{1}{25}+\frac{1}{AB^2}\Rightarrow AB=\frac{15}{4}\)cm
( bạn nhập biểu thức trên vào máy tính cầm tay rồi shift solve nhé )
* Áp dụng hệ thức : \(AC.AB=AH.BC\Rightarrow BC=\frac{\frac{15}{4}.5}{3}=\frac{25}{4}\)cm
cho tam giác MNP có góc M=90 độ, đường cao MH. tính MP biết MN=6cm, NP=3NH
Xét ΔMNP vuông tại M có MH là đường cao
nên \(NH\cdot NP=MN^2\)
=>\(NH\cdot3NH=6^2=36\)
=>\(NH^2=12\)
=>\(NH=2\sqrt{3}\left(cm\right)\)
=>\(NP=3\cdot NH=6\sqrt{3}\left(cm\right)\)
ΔMNP vuông tại M
=>\(MN^2+MP^2=NP^2\)
=>\(MP^2+6^2=\left(6\sqrt{3}\right)^2=108\)
=>\(MP^2=108-36=72\)
=>\(MP=6\sqrt{2}\left(cm\right)\)