mô tả về mặt phẳng nghieng
để dưa một vật có trọng lượng 500N lên độ cao 1,5 m bằng một mặt phẳng nghieng có chiều dài 5m . tính:
a) công thực hiện để đưa vật lên
b) lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng
a. Công thực hiện để đưa vật lên là:
\(A=P.h=500.1,5=750\) (J)
b. Lực kéo vật lên là:
\(F=\dfrac{A}{l}=\dfrac{750}{5}=150\) (N)
Tìm phương chiếu, mặt phẳng chiếu của phép chiếu song song được mô tả trong Hình 2.
Phương chiếu: đường thẳng a
Mặt phẳng chiếu: mp (Q)
Hình 15 mô tả một phần của phòng học. Nếu coi bức tường chứa bảng và sàn nhà là hình ảnh của hai mặt phẳng thì giao của hai mặt phẳng đó là gì?
Nếu coi bức tường chứa bảng và sàn nhà là hình ảnh hai mặt phẳng thì giao của hai mặt phẳng là đường chân tường.
Một vật có khối lựơng 1 kg truợt ko ma sát ,không vận tốc đầu từ đỉnh 1 mặt phẳng dài 10m và nghieng 1 góc 30° so vs mặt phẳng nằm ngang.Khi đến chân mặt phẳng nghiêng,vận tốc có giá trị bao nhieu?Cho g=10m/s2
Bài này có 2 cách giải, mình dùng định luật bảo toàn cho nhanh.
Chọn mốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng.
Độ cao mặt phẳng nghiêng: \(h=10.\sin 30^0=5(m)\)
Ở đỉnh mặt phẳng nghiêng, cơ năng của vật: \(W_1=mgh\)
Ở chân mặt phẳng nghiêng, cơ năng là: \(W_2=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Bảo toàn cơ năng: \(W_1=W_2\Rightarrow mgh=\dfrac{1}{2}mv^2\Rightarrow v=\sqrt{2gh}=\sqrt{2.10.5}=10(m/s)\)
Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính được mô tả trong các hình:
A. a, b, c.
B. b,c,d
C. c,d,a
D. d,a,b
Tiết diện của thấu kính phân kì:
Đáp án: D
Hình vẽ mô tả đoạn dây dẫn AB và lực từ tác dụng lên đoạn dây dân đó đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Từ chiều của lực từ và chiều của dòng điện đã chỉ ra trong hình về thì đường sức từ
A. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và có chiều từ trái sang phải.
B. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và có chiều từ phải sang trái.
C. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau.
D. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước
Để đưa một vật nặng có khối lượng 90kg lên cao 1,2m,người ta dùng mặt phẳng nghieng có chiều dài 4 m
a)Tính lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát.
b)Thực tế có ma sát nên lực kéo lên vật là 420 N.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
c)Tính độ lớn của lực ma sát
Tóm tắt
\(m=90kg\)
\(\Rightarrow P=10.m=90kg.10=900N\)
\(h=1,2m\)
\(s=4m\)
_____________________
a)\(F_{kms}=?\)
b)\(F_{cms}=420N\)
\(H=?\)
c)\(F_{ms}=?\)
Giải
a) Công của người đó thực hiện khi kéo vật trực tiếp lên là:
\(A_{ci}=P.h=900.1,2=1080\left(J\right)\)
Lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát là:
\(A_{ci}=P.h=F_{kms}.s\Rightarrow F_{kms}=\dfrac{A_{ci}}{s}=\dfrac{1080}{4}=270\left(N\right)\)
b)Công của người đó thực hiện khi kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng khi có ma sát là:
\(A_{tp}=F_{cms}.s=420.4=1680\left(J\right)\)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{1080}{1680}.100\%=64,28\%\)
c) Độ lớn của lực ma sát là:
\(F_{ms}=F_{cms}-F_{kms}=420-270=150\left(N\right)\)
Tóm tắt:
\(m=90kg\Rightarrow P=900N\)
\(h=1,2m\)
\(s=4m\)
=======
a) \(F_{kms}=?N\)
b) \(H=?\%\)
c) \(F_{ms}=?N\)
a) Công thực hiện được
\(A=P.h=900.1,2=1080J\)
Lực kéo khi không có ma sát:
\(A=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A}{s}=\dfrac{1080}{4}=270N\)
b) Công toàn phần thực hiện được:
\(A_{tp}=F.s=420.4=1680J\)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}100\%\approx64,3\%\)
c) Độ lớn của lực ma sát:
\(F_{ms}=F-F_{kms}=420-270=150N\)
Mô tả vị trí tương đối của các đường thẳng \(a,b,c,d,e\) với mặt phẳng \(\left( P \right)\) là mặt trước của toà nhà (Hình 19).
Ta có: \(a \subset \left( P \right),b\parallel \left( P \right),c\parallel \left( P \right),d\) cắt \(\left( P \right),e \subset \left( P \right)\)