Nêu cấu tạo và chức năng của xương đùi
Quan sát hình 28.3, cho biết sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi.
Tham khảo!
Xương đùi có cấu tạo phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn:
- Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động.
- Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
Câu 1: Trình bày chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào? Hãy cho biết chức năng của các loại mô chính trong cơ thể người.
Câu 2: Nêu cấu tạo và chức năng của một nơron điển hình.
Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng chính của bộ xương người? Thế nào là khớp động, khớp bán động, khớp bất động và lấy ví dụ minh họa?
Câu 4: Trình bày cấu tạo và tính chất của xương dài? Xương dài ra và to ra do đâu? Kể tên các thành phần hóa học của xương?
Câu 5: Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ, ý nghĩa của việc luyện tập cơ. Trình bày các biện pháp luyện tập cơ, biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS.
Câu 6: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Câu 1: Trình bày cấu trúc của xương đùi, bắp phù hợp với chức năng.
Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của 1 xương dày của người
Các phần của xương | Cấu tạo | Chức năng |
Đầu xương | -Sụn bọc đầu xương -Mô xương xốp gồm các nan xương | -Giảm ma sát trong khớp xương -Phân tán lực tác động -Tạo ô chứa tủy đỏ xương |
Thân xương | -Màng xương -Mô xương cứng -Khoang xương | -Giup xương phát triển to về bề ngang -Chịu lực, đảm bảo vững chắc -Chứa tủy đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu; chứa tủy vàng ở người lớn. |
Nêu chức năng các thành phần cấu tạo của xương dài?
Tham khảo :
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
chức năng của xương dài
Các phần của xương | Cấu tạo | Chức năng |
Đầu xương | - Sụn bọc đầu xương - Mô xương xốp gồm các nan xương | - Giảm ma sát trong khớp xương - Phân tán lực tác động - Tạo các ô chứa tủy đỏ |
Thân xương | - Màng xương - Mô xương cứng - Khoang xương | - Giúp xương phát triển to bề ngang - Chịu lực, đảm bảo vững chắc - Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn. |
Tham khảo :
Hai đầu xương là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung , phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương . Bọc hai đầu xương là lớp sụn để giảm ma sát trong đầu xương . Đoạn giữa là thân xương . Thân xương hình ống , cấu tạo từ ngoài vào trong có : màng xương mỏng , mô xương cứng và khoang xương . Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang . Mô xương cứng chịu lực , đảm bảo tính vững chắc cho xương . Khoang xương chứa tủy xương , ở trẻ em là tuỷ đỏ sinh hồng cầu ; ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng .
Ai giúp mình đc câu nào thì làm ơn nka :
1.Cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng
2.Cấu tại tim và vệ sinh hệ tim mạch
3.Hô hấp trao đổi khí . Cơ chế ?
4.Cấu tạo của hệ tiêu hóa phù hợp vs chức năng ?
5.Tế bào và mô ( nêu cấu tạo , đđ thick nghi , ,chức năng)
Giúp mk vs sắp thi òy
1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
2)* Cấu tạo của tim :
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
*) Vệ sinh hệ tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp
3) Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Cơ chế
- Sự thông khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?
2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?
3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?
4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương?
5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?
7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?
9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?
10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?
11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?
12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
============= Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.
Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.
+ Cấu trúc: khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
+ Chức năng:
- Là giá đỡ cơ học cho tế bào, tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định.
- Là nơi neo đậu của các bào quan.
- Giúp tế bào di chuyển.
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
- Mỗi xương đều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:
- Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.
+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.
- Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
Mô tả cấu tạo và chức năng của xương cột sống ?
tham khảo ở đây
Cấu tạo cột sống và chức năng của cột sống con người