Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TH
14 tháng 7 2021 lúc 15:42

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

Bình luận (0)
MN
14 tháng 7 2021 lúc 15:30

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
Bình luận (0)
H24
15 tháng 7 2021 lúc 19:41

cố lên bạn, sắp trượt cấp 3 rồi đấy:))

 

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
23 tháng 1 2019 lúc 9:35

a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:

    + Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời

    + Trăng là người tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó

    + Trăng là tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người

b, Khổ thơ cuối thể hiện biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý

    + Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ

    + Trăng là nhân chứng nghĩa tình, nghiêm khắc, sự im lặng nhắc nhở nhà thơ và mọi người

    + Con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 5 2017 lúc 10:00

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
24 tháng 1 2021 lúc 10:45
Bạn tham khảo :Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình.Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? Vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
H24
14 tháng 9 2021 lúc 7:08

Khổ thơ cuối:

      "Trăng cứ tròn vành vạnh

        kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

        đủ cho ta giật mình."

Tham khảo:

Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:

"Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình."

Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ. Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Phải chăng ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm? (thành phần tình thái: phải chăng)

Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình  bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình.  Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.  

Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức được về sự vô tâm của chính mình. (câu bị động: được) Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng mình chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
BT
12 tháng 12 2020 lúc 19:20

Tham khảo nhé !

Trong bài thơ ” ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa, trước hết vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi rồi thời chiến tranh ở rừng với con người, không chỉ vậy, vầng trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Ở khổ cuối, ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. Với ý nghĩa như vậy nên ta hiểu được chủ đề của bài thơ, ánh trăng chính là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ sống và những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, bài thơ cũng có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống ” uống  nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ đặc biệt là quá khứ gian lao, tốt đẹp.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
17 tháng 10 2018 lúc 16:30

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

    + Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ

- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn

    + Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó

    + Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả

→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến

Bình luận (0)