Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Cà Mau , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 2524
Điểm GP 507
Điểm SP 3421

Người theo dõi (508)

MC
H24
CC
CN
H24

Đang theo dõi (161)


Câu trả lời:

a)

- Từ láy có trong đoạn văn: xinh xinh, dịu dàng, lung linh, lích rích.

b)

- Câu văn sử dụng phép tu từ so sánh:

+ "Những bông hoa cúc xinh xinh... nắng nhỏ"

- Câu văn sử dụng phép tu từ nhân hóa:

+ "Hoa cỏ may... vào lớp học"

+ "Chú chim sâu... hót theo"

+ "Giọt nắng sớm mai... trang vở mới"

c)

- Tác dụng:

+ Phép so sánh: Phép so sánh hình ảnh "những bông hóa cúc" như "tia nắng nhỏ" đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng những đóa hoa cúc thật xinh xắn, dịu dàng biết bao. Chẳng khác nào những tia nắng nhỏ lung lung trong nắng sớm. Phép so sánh đã làm tăng giá trị biểu cảm và làm bật nổi hình ảnh những bông hoa cúc xinh xinh.

+ Phép nhân hóa: Hình ảnh "hoa cỏ may" và "chú chim sâu" đã được tác giả "hô biến" khiến chúng trở nên có hồn đến lạ, thật gần gũi và thân quen với con người. Gợi liên tưởng thú vị về những đóa hoa cỏ may quấn quýt bước chân của cô cậu học trò và theo đến tận lớp học. Những chú chim sâu dùng tiếng hót của mình hòa chung tiếng đọc bài của những bạn học trò nhỏ.

d)

- Nội dung chính: Đoạn văn đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của buổi sớm mai vào mùa thu. Những đóa hoa cúc dại, hoa cỏ may, những chú chim sâu đáng yêu hay những tiếng đọc bài từ lớp học đã được tác giả khắc họa tinh tế.

Riêng câu e em có thể viết theo cảm nhận của mình về mùa thu cùng với những cảnh sắc tươi đẹp của mùa thu ha. Chúc em học giỏi!

Câu trả lời:

“- Mình về mình có nhớ ta…

…Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

- Cặp từ xưng hô “mình” – “ta” như tiếng nói trong tình yêu đôi lứa thể hiện sự gắn bó giữa người về - kẻ ở và chất dân tộc trong thơ Tố Hữu.

- Cụm từ “mười lăm năm ấy” kết hợp với hai từ gợi tả cảm xúc “thiết tha” và “mặn nồng” đã khẳng định sự gắn bó tha thiết với bao ân tình giữa mảnh đất Việt Bắc và người lính cách mạng.

- Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” thể hiện nỗi nhớ lan tỏa, thấm đẫm khắp không gian núi rừng

- Từ phiếm chỉ “ai” gợi nhiều cảm xúc, có thể là chỉ người ra đi, nhưng cũng có thể là người ở lại, kết hợp với từ láy “tha thiết” được láy lại từ “thiết tha” đã khắc họa rõ ràng hơn tình cảm của người ra đi và người ở lại.

- Từ “bâng khuâng” và “bồn chồn” chất chứa nhiều cảm xúc, ở đó có niềm vui toàn thắng, niềm vui được trở về quê hương; có nỗi buồn – nỗi buồn phải chi tay mảnh đất thấm đẫm nghĩa tình.

- “Áo chàm” là hình ảnh hoán dụ con người Việt Bắc, màu áo đơn sơ bình dị, mộc mạc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Việt Bắc. “Áo chàm đưa buổi phân li” là cả linh hồn Việt Bắc đưa tiễn người chiến sĩ cách mạng.

- Câu thơ cuối khép lại với cái “cầm tay” lặng im và dấu chấm lửng đã thể hiện biết bao cảm xúc, biết bao yêu thương mà không thể nói nên lời. Và dấu chấm lửng là một khoảng lặng cho tình cảm, cảm xúc như lan xa hơn, mênh mang hơn.

=> Đoạn thơ khắc họa khung cảnh chia tay đầy lưu luyến mà ở đó ta cảm nhận được những tình cảm vô cùng cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng và mảnh đất Việt Bắc nghĩa tình.

Trên đây là những ý chị gạch cần cho bài cảm nhận, em dựa vào và viết thành đoạn hoàn chỉnh nhé!