Những câu hỏi liên quan
BU
Xem chi tiết
TB
7 tháng 4 2017 lúc 20:22
Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân Kỷ Dậu đẫ chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộ, .quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

Là sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của toàn thể quốc gia dân tộc với những chiến thắng đó đứng đầu Bắc Bình Vương đã đưa lịch sử dân tộc bước sang một giai đoạn mới sau chiến thắng oanh liệt trong mùa xuân Kỉ Dậu 1789 Hoàng đế Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước. Ông có hoàng loạt chính sách tiến bộ táo bạo tác động trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân như: quyết định tành lập Viện sùng chính giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các đồng sự biên soạn biên dịch sách chữ Nôm với khát vọng thay thế chữ Hán, chuẩn bị cho sự hưng thịnh của nền giáo dục khoa cử mới.

Ông cho rằng làm thẻ ghi tên các đinh để quản lí nhân khẩu ở làng xã và dễ dàng huy động lực lượng quân đội khi cần thiết khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Đời sống của nhân dân có những thay đổi hết sức quan trọng. Đáng tiếc năm 1792 Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời cơ nghiệp nhà Tây Sơn vùa mới được xây dựng đã thiếu người chống đỡ. Quốc Toản nối ngôi cha nhưng không đủ tài năng nối nghiệp cha.
Bình luận (0)
DV
7 tháng 4 2017 lúc 20:34

Phong trào Tây Sơn có những đóng góp là:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh- Lê:

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê

- Như vậy chỉ sau 17 năm( 1771- 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê, xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NM
3 tháng 5 2016 lúc 11:16

việt có dấu đi bạngianroi chả hiểu j hết

Bình luận (0)
LV
5 tháng 5 2016 lúc 21:01

Tại sao Nguyễn Nhạc là thủ lĩnh đầu tiên của phong trào Tây Sơn nhưng thủ lĩnh lại là linh hồn của phong trào này.Hãy dùng kiến thức lịch sử đã học để chứng minh nhận định này là đúng 

Tớ phiên dịch sang Tiếng Việt có dấu

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DT
14 tháng 6 2016 lúc 21:24

Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. 

Những điều ít được biết về hoàng đế Quang TrungMùa xuân năm 1771, lúc Nguyễn Huệ 18 tuổi, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, đất Tây Sơn sôi động. Lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan: "Giận phó quốc ra lòng bội thượng, nên Tây Sơn xuống nghĩa cần vương". Trong sách viết về nhà Tây Sơn được phổ biến dưới thời Nguyễn, con người và sự nghiệp Nguyễn Huệ đã bị xuyên tạc. Nhưng qua những tài liệu ấy, kết hợp với những tài liệu mới phát hiện gần đây, ta có thể thấy vài nét chân dung Nguyễn Huệ. Ông có mái tóc xoăn da săn, mắt sáng, tiếng nói sang sảng như chuông, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Ông "có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu" (Tây Sơn lược thuật). Thậm chí, một cung nhân của nhà Lê nói rằng: "Nguyễn Huệ trỏ tay, đưa mắt, ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét...". (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc lãnh đạo phong trào Tây Sơn ông đã lật đổ các thế lực phong kiến cát cứ chia cách đất nước Nguyễn,Trịnh,đánh đuổi tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống ,đánh tan quân xâm lược Xiên,Thanh,lập nên nhà nước thống nhất ,tiến hành nhiều cải cách lớn.Tiếc rằng ông mất hơi sớm 
Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân điển hình thế kỉ 18 nó đánh đổ các tập đoàn phong kiến phản động ,đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước,chiến thăng ngoại xâm ,nội phản một cách rực rỡ,cải cách nhiều mặt về kinh tế văn hóa...Đáng tiếc phong trào này đã bị thất bại khi Quang Trung -Nguỹen Huệ qua đời

 

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NN
2 tháng 5 2018 lúc 21:16

1 . Đông Đô, Đông quan, Đông Kinh, Bắc Thành.

2.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

-Cách đánh độc đáo của Quang Trung:

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước. Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.

- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Nhớ like và theo dõi tui nha <3 iu lắm nà :3

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
NN
6 tháng 3 2018 lúc 21:30

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.



Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NN
4 tháng 5 2016 lúc 15:41

- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta 
- Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
BT
7 tháng 5 2017 lúc 22:19

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NH
7 tháng 5 2016 lúc 13:58

Những mốc lịch sử của Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

năm 1777: lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong.năm 1785: đánh tan quân xâm lược Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.năm 1786 - 1788: lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng ngoài.năm 1789: đánh tan quân xâm lược Thanh.
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
QD
12 tháng 2 2019 lúc 12:25

13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Trên danh nghĩa, đây là một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dựa trên ý thức hệ phong kiến, mang bản chất dân tộc cao. Tức là nó bùng nổ và phát triển nhằm mục đích "phò vua, giúp nước".
Nhưng thực ra đó chỉ là một cái cớ, trên thực tế, nhân dân ta là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, trước vận nước đang lâm nguy và trước tình cảnh lầm than của đồng bào ta, các văn thân, sĩ phu yêu nước đã đứng lên lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc dưới ngọn cờ Cần Vương.
Sau năm 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đày sang An-giê-ri, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, những người khởi xướng phong trào Cần Vương ấy đều không còn tiếp tục lãnh đạo phong trào nữa, nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.

Bình luận (0)