tại sao muốn rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau
Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
- Rau sau khi được thu hoạch một thời gian ngắn, lượng nước bên trong các tế bào sẽ dần bị mất đi do quá trình thoát hơi nước.
- Khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi lên, không bị héo.
Câu 3: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
Câu 1. Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Câu 2. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
1.Cây rau luôn bị thoát hơi nước qua thân và lá nhưng lượng nước thoát đó sẽ được bổ sung đủ nhờ rễ cây hút nước từ dưới đất lên. Khi ta nhổ rau khỏi mặt đất tức là đã chặn đứng nguồn bổ sung nước đó khiến cho cây rau dần mất nước dẫn tới khô héo, mềm oặt.
2. Khi tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.
1.Rau sau khi được thu hoạch một thời gian ngắn, lượng nước bên trong các tế bào sẽ dần bị mất đi do quá trình thoát hơi nước và rau héo lại. Khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi lên, không bị héo.
2.Khi tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.
Tham khảo ạ !! =)
Câu 1 :
Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau. - Rau sau khi được thu hoạch một thời gian ngắn, lượng nước bên trong các tế bào sẽ dần bị mất đi do quá trình thoát hơi nước và rau héo lại. - Khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi lên, không bị héo.
Câu 2 :
Khi tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.
Tại sao muốn giữ rau tươi,ta phải thường xuyên vảy mước vào rau?
Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau,nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi,không bị héo.
Dù em hc lp 6 nhưng em có bà cj học lp 10 đảm bảo đúng 85%
Chúc cj thi tốt
Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau,nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi,không bị héo.
Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất?
Vì sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước cho rau?
4. Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động. Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc những yếu tố nào? Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
PHÂN BỆT VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG VÀ CHỦ ĐỘNG:
Vận chuyển thụ động | Vận chuyển chủ động | |
Chiều vận chuyển | Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. | Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao |
Nguyên lí | Theo nguyên lí khuếch tán | Không tuân theo nguyên lí khuếch tán |
Con đường |
- Qua kênh prôtêin đặc hiệu. - Qua lỗ màng |
Qua prôtêin đặc hiệu |
Năng lượng | Không tiêu tốn năng lượng | Tiêu tốn năng lượng ATP |
-Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc những yếu tố :
+ Sự chênh lệch nồng độ chất đó ở bên trong và ngoài màng.
+ Tính chất lý hóa của chất đó: Tan trong nước hay tan trong dầu, phân cực hay không phân cực, kích thước lớn hay nhỏ…
-Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì:
Khi rau đã bị bỏ rễ hay bị nhổ lên, không hút được nước, sự thoát nước vẫn xảy ra làm cho rau héo. Muốn rau không héo người ta vảy nước vào rau để các phân tử nước đi vào cung cấp nước cho tế bào bằng cơ chế vận chuyển thụ động, bù lại lượng nước thoát ra ngoài môi trường ngoài đồng thời làm tăng độ ẩm không khí, hạn chế thoát hơi nước của lá.
– Trên màng tế bào có các thụ thể có liên kết đặc hiệu với một số chất nhất định. Vì vậy, tế bào có thể “chọn” được các chất nhất định để chuyển vào tế bào.
C1: Nếu đặt 1 tế bào động vật, thực vật vào môi trường nhược trương. Sau 1 thời gian dự đoán kích thước tế bào. Giải thích?
C2: Nếu đặt 1 tế bào động vật, thực vật vào môi trường ưu trường. Sau 1 thời gian dự đoán kích thước tế bào. Giải thích?
C3: Con ếch con cá sống dưới nước, khi nó còn sống thì cơ thể chúng không bị phình lên. Nhưng khi nó chết thì nếu vẫn để trong môi trường nước thì cơ thể nó bị trương phình lên. Giải thích?
C4: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẫy nước vào rau?
C5: Tại sao ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
Mấy cao nhân giải thích giùm mình với :< ...... Chiều nay mình kiểm đề cương rồi :(
1, 2 * Hiện tượng:
Môi trường | Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Ưu trương | TB co lại và nhăn nheo | Co nguyên sinh |
Nhược trương | Tế bào trương lên => Vỡ | Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào |
* Giải thích:
- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo
- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.
3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.
4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng
Vì sao ta không nên để rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh? Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu ta phải làm như thế nào?
Không nên để là bởi vì khi đó, nước trong rau quả sẽ bị đôg đá dẫn tới tế bào to ra làm hỏng bào quan, làm hỏng tế bào và dẫn tới rau quả dễ bị hỏng
Muốn bảo quản rau củ quả thì cần bảo quản lạnh ở ngăn mát, dùng muói chua
a/ Hãy giải thích tại sao mặt ngoài của cốc nước lạnh lại có những giọt nước đọng lại? Có phải nước từ trong cốc thấm ra ngoài không? b/ Tại sao khi luộc rau, người ta thường cho vào nước luộc rau một chút muối? c/ Trong cuốn sách “Những điều cần biết và nên tránh trong cuộc sống hiện đại” có viết rằng: Đồ ăn uống có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Em hãy giải thích vì sao?
a) Do nhiệt độ của cốc nước lạnh, làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh cốc, khiến hơi nước trong không khí ngưng tụ, bám lên mặt ngoài cốc nước
b) Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin. (Tham khảo)
c) Do đồ ăn có chất chua có tính axit, nếu đựng trong đồ dùng bằng kim loại sẽ khiến đồ dùng bị ăn mòn Nên sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh để đựng vì thủy tinh bền, không bị ăn mòn bởi axit có trong đồ ăn có chất chua