Thầy cô giúp e với ạ
Đường tròn (O) có đường kính AB dây CD vuông góc với AB tại H, tiếp tuyến tại C cắt AB tại M
Chứng minh: BM.AH=BH.AM
Thầy cô giúp e với ạ
Đường tròn (O) có đường kính AB dây CD vuông góc với AB tại H, tiếp tuyến tại C cắt AB tại M
Chứng minh: BM.AH=BH.AM
Ta có: \(AB\perp CD\Rightarrow\) H là trung điểm CD (t/c bán kính vuông góc dây cung)
\(\Rightarrow\Delta ACD\) cân tại A (AH đồng thời là trung tuyến và đường cao)
\(\Rightarrow\widehat{ACD}=\widehat{ADC}\)
Mà \(\widehat{ADC}=\widehat{MCA}\) (cùng chắn AC)
\(\Rightarrow\widehat{ACD}=\widehat{MCA}\Rightarrow CA\) là phân giác của \(\widehat{MCD}\)
Áp dụng định lý phân giác trong tam giác MCH:
\(\dfrac{AM}{AH}=\dfrac{CM}{CH}\) (1)
Lại có \(\widehat{ACB}\) là góc nt chắn nửa đường tròn \(\Rightarrow\widehat{ACB}=90^0\)
\(\Rightarrow CB\perp CA\)
\(\Rightarrow CB\) là đường phân giác ngoài góc \(\widehat{MCD}\) của tam giác MCH
Áp dụng định lý phân giác: \(\dfrac{BM}{BH}=\dfrac{CM}{CH}\) (2)
(1);(2) \(\Rightarrow\dfrac{AM}{AH}=\dfrac{BM}{BH}\Rightarrow BM.AH=BH.AM\)
MNG ƠI HELP ME PLS !
Chứng minh 2 định lý sau:
- Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm
- Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau
Cho đường tròn (O;R) và cung AB với AB=R căn 3.Gọi I là trung điểm của AB A. chứng minh OI vuông gốc với AB B. Tính DI theo R C.tính góc AOB
a: ΔOAB cân tại O
mà OI là trung tuyến
nên OI vuông góc AB
c: Xét ΔOAB có \(cosAOB=\dfrac{OA^2+OB^2-AB^2}{2\cdot OA\cdot OB}=\dfrac{R^2+R^2-3R^2}{2\cdot R\cdot R}=\dfrac{-1}{2}\)
=>góc AOB=120 độ
cho tứ giác ABCD có góc A bằng 90 độ góc C bằng 90 độ
a, chứng minh 4 điểm ABCD cùng thuộc 1 đường tròn
b. so sánh độ dài AC và BD
C. nếu AC=BD thì tứ giác ABCD là hình gì?
a: góc A+góc C=180 độ
=>ABCD nội tiếp đường tròn đường kính BD
b:
Gọi O là trung điểm của BD
=>ABCD nội tiếp đường tròn (O)
Vì BD là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD
nên BD>AC
c: AC=BD
=>AC là đường kính của (O)
Xét tứ giác ABCD có
AC cắt BD tại trung điểm của mỗi đường
AC=BD
=>ABCD là hình chữ nhật
cho tam giác ABC có AB=3cm,AC=4cm,BC=5cm.
CM AC là đường tiếp tuyết của đường tròn
BC^2=AB^2+AC^2
=>ΔABC vuông tại A
=>AC là tiếp tuyến của (A;AB)
Cho tam giác ABC là tam giác nội tiếp trong đường tròn (O) chứng minh rằng a) ∆ABC đều khi và chỉ khi O cách đều 3 cạnh b)∆ABC cân khi và chỉ khi O cách đều 2 cạnh
a: O cách đều ba cạnh thì O là tâm đường tròn nội tiếp
=>AO là phân giác của góc BAC: CO là phân giác của góc ACB
mà AO vuông góc BC: CO vuông góc AB
nên ΔABC đều
b: O cách đều hai cạnh thì AO là phân giác của góc BAC
mà AO vuông góc BC
nên ΔABC cân tại A
Bài 1. Cho đường trong (O) và dây AB bất kì khác đường kính. Gọi M là trung điểm AB. Biết rằng AB=10cm và OM=3cm.
a/ Tính bán kính R của đường tròn.
b/ Kéo dài tia MO cắt (O) tại C. Chứng minh tam giác ABC cân.
c/ Chứng minh CA^2/CM=2R
a: ΔOAB cân tại O
mà OM là trung tuyến
nên OM vuông góc AB và OM là trung trực của AB
\(OA=R=\sqrt{5^2+3^2}=\sqrt{34}\left(cm\right)\)
b: OM là trung trực của AB
=>C nằm trên trung trực của AB
=>CA=CB
=>ΔACB cân tại C
Cho (O); dây AB, CD mà AB < CD. Giao điểm K của AB và CD nằm giữa đường tròn. Đường tròn (O; OK) cắt KA và KC tại M và N. Chứng minh rằng: KM < KN.
(Vẽ hình giúp mik ạ)
*TH1: K nằm trong đường tròn \(\left(O\right)\).
- Xét \(\left(O\right)\),theo liên hệ giữa dây từ tâm tới dây, ta có:
\(AB< CD\Rightarrow h_{AB}>h_{CD}\) hay \(h_{MK}>h_{NK}\)
- Xét \(\left(O;OK\right)\), \(h_{MK}>h_{NK}\) nên \(MK< NK\left(đpcm\right)\)
- TH2: K nằm ngoài đường tròn \(\left(O\right)\)\(\rightarrow CMTT\)
Bài 4: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=10cm . Một dây MN =8cm có hai đầu mút di chuyển trên nửa đường tròn (O) (điểm Mnằm trên cung nhỏ AN).Gọi E:F theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của 4,B trên đường thẳng MN.
1. Chứng minh EF và MN có trung điểm trùng nhau.
2. Chứng minh ME=NF.
3. Xác định vị trí của MN để diện tích tứ giác ABFE lớn nhất.
Giúp em với ạ