Cho điểm A cố định nằm ngoài (O;R), M di động trên (O). I, K lần lượt là trung điểm AM và AO. Chứng minh điểm I chạy trên một được tròn cố định.
Cho điểm A cố định nằm ngoài (O;R), M di động trên (O). I, K lần lượt là trung điểm AM và AO. Chứng minh điểm I chạy trên một được tròn cố định.
Bài 1. Cho đường tròn (0;11cm) và điểm 1 nằm trong đường tròn sao cho OI = 7cm. Qua 1 vẽ dây AB có độ dài bằng 18cm. a) Tính khoảng cách từ 0 đến dây AB. b) Tính số đo cung nhỏ AB (làm tròn đến phút) c) Tính diện tích hình bán nguyệt giới hạn bởi dây cung AB và cung nhỏ AB. d) Tính IA, IB biết IA < IB.
Cho tam giác MNP nhọn các đường cao NE, FE a, chứng minh bốn điểm N,P, F, E thuộc một đường tròn b, So sánh NP và EF
Sửa đề: Đường cao NE,PF
a: Xét tứ giác NFEP có
\(\widehat{NFP}=\widehat{NEP}=90^0\)
=>NFEP là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính NP
=>N,F,E,P cùng thuộc đường tròn đường kính NP
b: Gọi O là trung điểm của NP
=>O là tâm của đường tròn đường kính NP
Xét (O) áo
NP là đường kính
FE là dây
Do đó: FE<NP
Để chứng minh rằng bốn điểm N, P, F, E thuộc một đường tròn, ta cần chứng minh góc NFE và góc NPE là góc nhọn.
Vì tam giác MNP là tam giác nhọn, nên góc MNP, góc NMP và góc NPM đều là góc nhọn. Do đó, góc NFE và góc NPE là góc phụ của góc NMP và góc NPM tương ứng.
Vì NE là đường cao của tam giác MNP, nên góc NME và góc NPE là góc vuông. Vì góc NME và góc NPE là góc phụ của góc NMP và góc NPM, nên góc NME và góc NPE cũng là góc nhọn.
Vậy, ta đã chứng minh được rằng bốn điểm N, P, F, E thuộc một đường tròn.
Để so sánh NP và EF, ta có thể sử dụng định lý cung đối và cung đối nhau trên đường tròn.
Vì N, P, F, E thuộc một đường tròn, nên NP và EF là hai cung trên đường tròn đó.
Theo định lý cung đối, hai cung trên cùng một đường tròn có cùng độ dài nếu và chỉ nếu chúng tương ứng với cùng một góc ở tâm.
Vì NP và EF tương ứng với cùng một góc ở tâm (góc NFE và góc NPE), nên NP và EF có cùng độ dài.
Vậy, ta có thể kết luận rằng NP và EF có cùng độ dài.
Mọi người giúp em bài toán này với ạ
Bài tập 1: Cho (O),từ M nằm ngoài (O) kẻ 2 tiếp tuyến MA và MB với đường tròn.
a)Chứng minh: M,A,O,B cùng thuộc 1 đường tròn.
b)Giả sử OM cắt AB tại H.Chứng minh OM vuông góc AB và H là trung điểm của AB
c)Chứng minh OH.OM = R2
a: Xét tứ giác OAMB có
\(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}=90^0+90^0=180^0\)
=>MAOB là tứ giác nội tiếp
=>M,A,O,B cùng thuộc một đường tròn
b: Xét (O) có
MA,MB là tiếp tuyến
Do đó: MA=MB
mà OA=OB
nên OM là đường trung trực của AB
=>OM\(\perp\)AB tại H và H là trung điểm của AB
c: Xét ΔOAM vuông tại A có AH là đường cao
nên \(OH\cdot OM=OA^2\)
=>\(OH\cdot OM=R^2\)
Cho tam giác abc cân tại A nội tiếp đường tròn (O;R). Vẽ đường tròn (O;R1)(với R1<R) cắt cạnh AB,AC lần lượt tại E,F và M,N.Cmr MN=EF
Bài 1 Cho nửa đường tròn (O), đường kính AB và dây cung CD. Gọi K, L lần lượt là chân
đường vuông góc vẽ từ A và B đến CD. Chứng minh rằng CK = DL
Kẻ OM vuông góc CD
=>OM//AK//LB
Xét hình thang ABLK có
O là trung điểm của AB
OM//AK//LB
Do đó: M là trung điểm của LK
=>ML=MK
ΔOCD cân tại O
mà OM là đường cao
nên M là trung điểm của CD
=>MC=MD
MD+DL=ML
MC+CK=MK
mà ML=MK và MC=MD
nên DL=CK
cho đoạn thẳng ab cố định vẽ 2 tia Ax và By song song với nhau di động cùng nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ tia phân giác góc ABy và BAx giao nhau tại O. Gọi H,I,K lần lượt là hình chiếu của O xuống Ax,AO,By
a/ CM 3 điểm H,I,K thẳng hàng
b/ AH+BK luôn không đổi. CM A,O,B thuộc đường tròn ,đường kính AB ; H,I,K thuộc đường tròn đường kính HK
MỌI NGƯỜI GIÚP MK VỚI Ạ .MÌNH ĐANG CẦN GẤP. CẢM ƠN
a: Sửa đề:I là chân đường cao kẻ từ O xuống AB. Chứng minh H,O,K thẳng hàng
Xét tứ giác AHOI có
\(\widehat{AHO}+\widehat{AIO}=180^0\)
=>AHOI là tứ giác nội tiếp
=>\(\widehat{HOI}+\widehat{HAI}=180^0\)
Xét tứ giác OIBK có \(\widehat{OIB}+\widehat{OKB}=180^0\)
=>OIBK là tứ giác nội tiếp
=>\(\widehat{IOK}+\widehat{IBK}=180^0\)
AH//BK
=>\(\widehat{HAI}+\widehat{KBI}=180^0\)
\(\widehat{HOI}+\widehat{KOI}\)
\(=180^0-\widehat{HAI}+180^0-\widehat{KBA}\)
\(=360^0-180^0=180^0\)
=>H,O,K thẳng hàng
b: Xét ΔAHO vuông tại H và ΔAIO vuông tại I có
AO chung
\(\widehat{HAO}=\widehat{IAO}\)
Do đó: ΔAHO=ΔAIO
=>AH=AI
Xét ΔOIB vuông tại I và ΔOKB vuông tại K có
BO chung
\(\widehat{IBO}=\widehat{KBO}\)
Do đó: ΔOIB=ΔOKB
=>BI=BK
AH+BK=AI+IB=AB không đổi
\(\widehat{OBA}+\widehat{OAB}=\dfrac{1}{2}\left(\widehat{HAB}+\widehat{KBA}\right)\)
\(=\dfrac{1}{2}\cdot180^0=90^0\)
=>ΔOAB vuông tại O
=>ΔOAB nội tiếp đường tròn đường kính BA
\(\widehat{HIK}=\widehat{HIO}+\widehat{KIO}\)
\(=\widehat{HAO}+\widehat{OBK}\)
\(=\widehat{OAB}+\widehat{OBA}=90^0\)
=>ΔHIK vuông tại I
=>ΔHIK nội tiếp đường tròn đường kính HK
(ko cần vẽ hình)
Cho tam giác ABC (AB < AC) có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Lấy I là trung điểm của BC.
a) Gọi K là điểm đối xứng của H qua I. CMR: tứ giác BHCK là hình bình hành
b) Xác định tâm O của đường tròn qua các điểm A, B, K, C
c) Chứng minh: OI // AH
d) CMR: BE.BA + CD.CA = \(BC^2\)
a: Xét tứ giác BHCK có
I là trung điểm chung của BC và HK
=>BHCK là hình bình hành
b: BHCK là hbh
=>BH//CK và BK//CH
=>BK vuông góc AB và CK vuông góc CA
góc ABK=góc ACK=90 độ
=>ABKC nội tiếp đường tròn đường kính AK
=>O là trung điểm của AK
c: Xét ΔKAH có
KO/KA=KI/KH=1/2
nên OI//AH
d: gọi giao của AH với BC là F
=>AH vuông góc BC tại F
Xét ΔBEC vuông tại E và ΔBFA vuông tại F có
góc B chung
=>ΔBEC đồng dạng với ΔBFA
=>BE/BF=BC/BA
=>BE*BA=BF*BC
Xét ΔCDB vuông tại D và ΔCFA vuông tại F có
góc C chung
=>ΔCDB đồng dạng với ΔCFA
=>CD/CF=CB/CA
=>CD*CA=CF*CB
=>BE*BA+CD*CA=BC^2
Cho (O;R) và dây MN=R căn 2.Vẽ đường kính AB vuông MN tại H. Tính theo R độ dài MA,MB(A thuộc cung nhỏ MN)
cần gấp ạa
OM^2+ON^2=MN^2 và OM=ON
=>ΔOMN vuông cân tại O
ΔOMN cân tại O có OH là đường cao
nên OH là phân giác của góc MON
=>góc MOA=22,5 độ
=>góc MOB=157,5 độ
=>góc OMB=11,25 độ
=>góc HMB=56,25 độ
cos HMB=HM/MB
=>MB\(\simeq\)1,27R
=>MA\(\simeq1,55R\)
Cho tam giác ABC các đường cao BD,CE.
a) CM 4 điểm B,E,C,D cùng thuộc 1 đường tròn.
b) CM DE<BC
a) Gọi O là trung điểm của BC
Theo tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền ta có:
\(ED=\dfrac{1}{2}BC,DO=\dfrac{1}{2}BC\)
\(\Rightarrow OE=OD=OB=OC\left(=\dfrac{1}{2}BC\right)\)
Do đó 4 điểm B, E, C, D cùng thuộc đường tròn O đường kính BC
b) Xét đường \(\left(O;\dfrac{BC}{2}\right)\), BC là đường kính và DE là dây không qua tâm nên:
\(DE< BC\)
a.
Vì 2 tam giác vuông BEC và BDC có chung cạnh huyền BC nên 2 đỉnh góc vuông D và E nằm trên đường tròn đường kính BC.
Vậy 4 điểm B, E, D, C cùng thuộc 1 đường tròn.
b.
Trong đường tròn đường kính BC, DE là một dây không đi qua tâm. Vậy DE < BC (tính chất độ dài đường kính và dây cung)