Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

HN
Xem chi tiết
TA
19 tháng 4 2021 lúc 22:38

*Giống nhau:

- Nguyên nhân:

+ Vấn đề ruộng đất….

+ Chính sách tô thuế nặng nề của nhà nước...

+ Sự thối nát, sa đọa của chính quyền phong kiến…

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém,….

- Mục tiêu đấu tranh: xây dựng chính quyền phong kiến mới

- Đối tượng của phong trào: chính quyền phong kiến

- Động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào: Nông dân, dân nghèo

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp trong xã hội

ð Phong trào nông dân Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVIII diễn ra trên quy mô rộng lớn, mang tính quyết liệt , mạnh mẽ hơn so với thế kỉ XVI, XVII.

- Vai trò, ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nông dân VN, khi đất nước có ngoại xâm, truyền thống đó càng được phát huy cao độ.

 

Bình luận (1)
TA
19 tháng 4 2021 lúc 22:45

*Khác nhau

Tiêu chí so sánhPhong trào nông dân đàng Ngoài

Phong trào nông dân đàng Trong

Thời gianNửa đầu thế kỉ XVIIINửa sau thế kỉ XVIII

nguyên nhân
bùng nổ

Bắt nguồn từ sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài…Bắt nguồn từ sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong…
Quy mô phong 
trào
Rộng lớn, nổ ra ở hầu hết các địa phương ở Đàng Ngoài.Ban đầu mang tính địa phương, nhỏ hẹp, sau đó lan rộng và phát triển thành phong trào có phạm vị rộng lớn trong cả nước
Kết quảTrong quá trình đấu tranh đã giành được một số thắng lợi nhất định, một số cuộc khởi nghĩa đã tiến hành nhiều chính sách về kinh tế như khởi nghĩa của Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất,..Nhưng cuối cùng đều thất bại, bị đàn ápĐã giành thắng lợi, thành lập được chính quyền riêng (vương triều Tây Sơn)
Ý nghĩaLàm lung lay tận gốc chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho những thắng lợi về sau của phong trào nông dân Đàng Trong (phong trào Tây Sơn)Đánh bại hoàn toàn các tập đoàn phong kiến thối nát, đối lập với nhân dân (vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn), chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước sau này. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ chống ngoại xâm (quân Xiêm và quân Thanh)

 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MN
28 tháng 3 2021 lúc 20:17

Câu 5: Hãy so sánh tình hình kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII  – XVIII? Đàng Trong Đàng Ngoài Kinh tế

Bình luận (0)
TQ
28 tháng 3 2021 lúc 20:19

- Ở đàng ngoài, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam - BẮc triều, Thời Mạc Đăng Doanh nông nghiệp đc mùa, nhà nhà no đủ. Tiếp sau đó, những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Lê Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất nhiều nơi bị hoang hóa, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nghiêm trọng nhất vùng Sơn Nam và vùng Thanh Hóa- Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

 

- Ở đàng trong, các chúa nguyễn đẩy mạnh khai thác vùng Thuận- Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ, lương ăn, lập thành làng ấp ; tổ chức hải đội sáng lập chủ quyền vs 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LT
26 tháng 3 2021 lúc 18:34

Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)  hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

Bình luận (0)
PT
26 tháng 3 2021 lúc 18:38

Nguyễn Dương Hưng (1737)

Lê Duy Mật (1738-1770)

Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751)

Hoàng Công chất (1739-1769)

 

Nguyễn Danh Phương(1740-1751)

Bình luận (0)
CN
26 tháng 3 2021 lúc 18:42

Nguyễn Dương Hưng (1737)

Lê Duy Mật (1738-1770)

Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751)

Hoàng Công chất (1739-1769)

Nguyễn Danh Phương(1740-1751)

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
IP
23 tháng 2 2021 lúc 14:04

- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII trước sau đều thất bại vì:

+ Thứ nhất, các cuộc khởi nghĩa này không có sự tổ chức 1 cách liên kết mà lại tổ chức riêng lẻ, chưa đoàn kết.

+ Thứ hai, các cuộc kháng chiến thiếu sự tính toán kĩ lưỡng dẫn đến khi chiến đấu, không những không giành được chiến thắng,. . . chỉ tổn lại làm hao hụt về người, của cải, lương thực,. . .

+ Thứ ba, các tiền bối tổ chức những cuộc kháng chiến chưa có đường lối, thiếu tư tưởng và không nêu cao được chính nghĩa mà cứ áp dụng theo chủ nghĩa bình quân, điển hình như: "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" hay "Được làm vua thua làm giặc",. . . .

+ Thứ tư, nội bộ mâu thuẫn. Ngoài ra, lực lượng vẫn còn non nớt, yếu.

+ Thứ năm, những cuộc kháng chiến lần này chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những thất bại lần trước.

Bình luận (0)
HB
23 tháng 2 2021 lúc 15:35

Những khởi nghĩa đó thất bại vì-Ko đủ lực lượng -Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướngTick mk nhe

Bình luận (0)
AP
Xem chi tiết
TP
4 tháng 4 2018 lúc 12:43

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Nông dân nghèo, đồng bào Chăm, đồng bào Ba-na vùng An Khê nhiệt tình tham gia nghĩa quân. Thợ thủ công, thương nhân, kể cả hào mục các địa phương, cũng nổi dậy hưởng ứng.



Bình luận (0)
BH
4 tháng 4 2018 lúc 12:44

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.


Nông dân nghèo, đồng bào Chăm, đồng bào Ba-na vùng An Khê nhiệt tình tham gia nghĩa quân. Thợ thủ công, thương nhân, kể cả hào mục các địa phương, cũng nổi dậy hưởng ứng.



Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
LN
8 tháng 3 2017 lúc 9:11

- Bạn có sách KHXH (Vnen ) phải không. Vậy mình tóm tắt nhé !!!
1). Từ "vào giữa thế kỉ XVIII''... đến "chính quyền phong kiến". Hết đoạn đầu của khung màu hồng nhé.
2). Cái này thì cô mình kêu kẻ bảng ý !!

Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn

Nguyễn Dương Hưng

1737 Sơn Tây
Nguyễn Hữu Cầu 1741-1751 Đồ Sơn (Hải Phòng)
Hoàng Công Chất 1739-1769 Tây Bắc
Nguyễn Danh Phương 1740-1751 Vĩnh Phúc
Lê Duy Mật 1738-1770 Thanh Hóa và Nghệ An

3). Nhận xét: Dựa vào diễn biến của các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động nghĩa quân, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phong kiến (chính quyền Lê-Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.

Bình luận (5)
BT
8 tháng 3 2017 lúc 1:42

1. nguyên nhân :

Chính quyền mục nát đến cực độ

-Vua Lê chỉ là bù nhìn -Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc -Quan lại binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân

- Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn

-Đê điều vỡ liên tục, mất mùa lũ lụt xảy ra thường xuyên

Đánh thuế nặng các loại hàng hóa, sản phẩm: muối, vải, sơn,…

- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ: nạn đói, thiên tai, lưu vong, mất mùa…

=> Nhân dân căm phẫn đến tột cùng đã vùng lên đấu tranh

Bình luận (0)
BT
8 tháng 3 2017 lúc 1:43

2.

khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

- Thời gian: 1741-1751

-Mục tiêu: lấy của người giàu chia cho người nghèo -Diễn biến: khởi nghĩa nổ ra ở Đồ Sơn=> Kinh bắc => Sơn Nam=> Thanh Hóa,Nghệ An -Kết quả : thất bại

khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

- Thời gian: 1739-1769

-Mục tiêu: bảo vệ vùng biên giới, giúp dân Mường ổn định cuộc sống -Diễn biến: hoạt động ở vùng Sơn Nam rồi rút lên Tây Bắc -Kết quả : thất bại
Bình luận (0)
QN
Xem chi tiết
BT
20 tháng 3 2017 lúc 22:00

2.

Những cuộc khởi nghĩa lớn.

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737 - Sơn Tây

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) tại Thanh - Nghệ.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) tại Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa của Quân He Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn , lên Kinh Bắc , uy hiếp kinh thành Thăng Long , xuống Sơn Nam , Thanh Hóa , Nghệ An.

- Khởi nghĩa: Hoàng Công Chất tại Sơn Nam , Tây Bắc (1739-1769).

Bình luận (0)
BT
20 tháng 3 2017 lúc 21:59

1.

VỀ KINH TẾ.

1.Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

*Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn

-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.

+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).

+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )

-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….

-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.

Bình luận (0)
BT
20 tháng 3 2017 lúc 21:59

1.

VỀ VĂN HÓA :

1. Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

3. Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

Văn học phát triển mô tả nỗi thống khổ của nhân dân, phản ánh những bất công xã hội ,bộ mặt xấu xa của bọn vua quan, và nói lên trình độ văn hóa của nhân dân.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .

Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù , lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời .

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết