Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc.

- Vào cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua những cuộc chiến tranh, loạn lạc kéo dài, đồng ruộng bỏ hoang, làng xóm tiêu điều, kinh tế đình trệ.

=> Sau chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng đất nước, đóng đô ở Phú Xuân.

- Nông nghiệp:

+ Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.

=> Chỉ trong vòng vài năm, đất nước khôi phục được phần nào cảnh thái bình.

- Công thương nghiệp:

+ Thực hiện giảm thuế.

+ Mở cửa ải, thông thương chợ búa.

=> Hàng hóa không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán cũng được phục hồi dần.

Chiếu Nôm- Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Chiếu Nôm - Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

- Văn hóa, giáo dục:

+ Ban chiếu lập học.

+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.

+ Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

+ Khuyến khích mở trường học.

@34188@

2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao

a. Bối cảnh

- Nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn đang bị đe dọa:

+ Thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) vẫn lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung.

+ Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định.

b. Chính sách quốc phòng

- Thi hành chế độ quân dịch: cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính.

- Củng cố quân đội về mọi mặt, xây dựng nhiều binh chủng, tạo chiến thuyền lớn.

c. Ngoại giao

Ấn triện thời Tây Sơn
Ấn triện thời Tây Sơn

- Đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết, vua Thanh phải công nhận độc lập của nước ta.

- Đối với phương Tây: thực hiện chính sách mở cửa.

- Ở Phía nam, Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn, Quang Trung lên kế hoạch lấy lại Gia Định, nhưng ngày 16/9/1792 ông mất, Quang Toản lên ngôi nhưng bất lực nên cải cách của ông không thực hiện được.

@34190@