Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tình hình chính trị 

-  Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát, suy sụp: vua Lê là bù nhìn; chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc; quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân; ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.

- Hậu quả:

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn.

+ Hạn, lụt mất mùa, đê vỡ xảy ra liên tục.

 + Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.

+ Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn đói. Nhân dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi.

=> Cuộc sống đầy bất công, đau khổ đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

@15930@

2.  Những cuộc khởi nghĩa lớn

a. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

-  Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

-  Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) ở Thanh Hoá và Nghệ An.

-  Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

-  Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) ở Đồ Sơn, Kinh Bắc.

-  Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739- 1769) ở Điện Biên 

=> Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại.

Lược đồ nơi diễn ra các cuộc  khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII
Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

 

@34126@

b. Ý nghĩa

-  Làm cho chính quyền phong kiến Trịnh bị lung lay.

-  Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.

-  Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn thu được nhiều thắng lợi sau này.