Tại sao nói thế kỷ XVIII là thế kỷ của nông dân?
GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI ƠI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tại sao nói thế kỷ XVIII là thế kỷ của nông dân?
GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI ƠI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1. Nêu bức tranh xã hội Đại Việt nữa sau thế kỉ 18
2. Tình hình kinh tế xã hội đàng trong và Đàng Ngoài ở thế kỉ 16 đến 18. nhận xét
3. Vẽ và giải thích sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
4. Nêu các chính sách giáo dục thi cử của triều đại thời Lê Sơ. Em hãy liên hệ với tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay.
HELP ME, PLEASE!!!
2.
KINH TẾ.
1.Kinh tế nông nghiệp:
*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.
*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:
-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.
-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)
-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.
2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
* Thủ công nghiệp:
+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :
-Dệt La Khê, Long Phượng.
-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.
-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.
-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.
*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị
*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .
*Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn
-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.
+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).
+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )
-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….
-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.
4.
Giáo dục và khoa cử .
Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở :
- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi .
- Tuyển chọn người có tài , có đạo đức để làm thày giáo
- Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan .
- Đỗ tiến sĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .)
- Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng .
Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa của nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII.
- Thời gian, số lượng ...................................
- Phạm vi hoạt động ...................................
- Lực lượng tham gia .....................................
- Quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa ..............................
Thời gian:30 năm giữa thế kỷ XVIII
Phạm vi:thanh hoá nghệ an
Lực lượng: chủ yếu là nhân dân
quan hệ: các cuộc chiến tranh diễn ra quyết liệt
Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như sau:
-Thời gian, số lượng:
+ Thời gian: kéo dài từ những năm 30 đến năm 70 của thế kỉ XVIII
+ Số lượng: hơn hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ.
- Phạm vi hoạt động: khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh- Nghệ.
- Lực lượng tham gia: nông dân.
- Quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa: diễn ra rất quyết liệt nhưng chưa có sự liên kết nên đều thất bại.
(đúng thì tik nha...thank you...)
Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau
-Thời gian, số lượng ..........................................
-Phạm vi hoạt động .........................................
-Lực lượng tham gia .........................................
-Quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa ....................................
– Thời gian, số lượng: Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
– Phạm vi hoạt động: khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh – Nghệ.
– Lực lượng tham gia: nông dân.
-Quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa: đều bại trận nhưng đầy ý chí , kiến cường.
Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:
- Thời gian, số lượng:.....................................
- Phạm vi hoạt động:........................................
- Lực lượng tham gia:........................................
- Quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa:..................................
- thời gian, số lượng : chủ yếu vào khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVIII, số lượng lớn
- phạm vi hoạt động : phân bố rộng rãi ở khắp các nơi, dày đặc ở vùng Thăng Long cho tới sát ven biển
- lực lượng tham gia : số lượng lớn , chủ yếu là nhân dân và các đồng bào thiểu số
- quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa : không có mối liên kết với nhau mà chỉ nhỏ lẻ
Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII thì cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao
Thời gian | Khởi Nghĩa | Địa bàn |
1737 | Nguyễn Dương Hưng | Sơn Tây |
1740-1751 | Nguyễn Danh Phương |
Tam đảo-Sơn Tây |
1739-1769 | Hoàng Công Chất | Sơn Nam, Tây Bắc, Điện Biên |
trong đó các cuộc khởi tiêu biểu là:
Thời gian | Khởi nghĩa | địa bàn |
1738-1770 | Lê Duy Mật | Thanh Hóa - Nghệ An |
1741-1751 | Nguyễn Hửu Cầu | Đồ Sơn HP-Sơn Tây |
AI LÀM GIÚP MÌNH VỚI HUHU MAI MÌNH KT RỒI
1. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VS Ý NGHĨA PHONG TRÀO TS
2. THẾ NÀO LÀ PHÉP QUÂN ĐIỀN
3. tại sao chữ cái latinh thu âm tiếng việt đc sử dụng lm chữ quốc ngữ của việt nam đến tận ngày nay
4.bảng niên biểu các cuộc k/n nông dân
MN GIÚP MÌNH NHA. THANKS MN
1.Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
2. 'Chế độ quân điền' là một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'.
Lịch sử ghi lại rằng: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phương Bắc bị đánh bại hoàn toàn.
Tình hình đó đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để củng cố nền chính trị và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân Đại Việt tích cực sản xuất trong không khí hồ hởi của một nền hoà bình vừa được giành lại. Nền nông nghiệp lâu đời tiếp tục được coi trọng, trong đó ruộng đất được nhà nước phong kiến quan tâm hàng đầu. Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đó là chính sách khẩn hoang, lập đồn điền, xây dựng đê điều và các công trình thuỷ lợi; nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ 'lộc điền' và 'quân điền'. Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm.
Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Trong thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), nông nghiệp được rất mực chú trọng. Vua đích thân đi cày đầu năm (lễ Tịch điền) để cổ vũ cho mùa vụ mới. Một năm sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn rằng: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội".
'Chế độ lộc điền' xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng. 'Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"
Thời gian |
Sự kiện |
Năm 1416 |
Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người) |
Năm 1418 |
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. |
Năm 1421 |
Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh |
Năm 1423 |
Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh |
Năm 1424 |
Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an |
Năm 1425 |
Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa |
Tháng 9.1426 |
Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc |
Tháng 11.1426 |
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động |
10.1427 |
Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc |
12.1427 |
Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước. |
Từ sự thất bại của nhà hồ và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Tây Sơn đã để lại bài học quý báo gì cho dân tộc ta trong việc bảo vệ vàXây dựng đất nước
So sánh nông dân ở Đàng trong và Đàng ngoài có gì khác nhà?
Các bạn giúp mình nha cảm ơn <3 <3
Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa lịch sử gì ?
Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền của nghĩa quân, làm cho cơ đồ của họ Trịnh lung lay.
1. Tình hình chính trị.
Chính quyền phong kiến:
- Mục nát đến cực độ ( vua Lê chỉ là bù nhìn ,phủ chúa quanh năm hội hè, tệ nạn tham ô công khai, cường hào, địa chủ hà hiếp dân ) .
- Tăng thuế, mất mùa xảy ra liên tiếp , đời sống nhân dân cực khổ .
Nhân dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737 - Sơn Tây
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) tại Thanh - Nghệ.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) tại Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa của Quân He Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn , lên Kinh Bắc , uy hiếp kinh thành Thăng Long , xuống Sơn Nam , Thanh Hóa , Nghệ An.
- Khởi nghĩa: Hoàng Công Chất tại Sơn Nam , Tây Bắc (1739-1769).
Địa bàn hoạt động rộng .
* Thất bại do :khởi nghĩa rời rạc , không liên kết thành phong trào rộng lớn .
* Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của nhân dân ta.
- Làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lây tận gốc rễ.
- Dọn đường cho Tây Sơn tiến ra Bắc.
Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài: Nêu được ý nghĩa của phong trào đối với việc góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Chúc bạn học tốt!