Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

NN

Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit Al2O3, CuO,K2O. Tiến hành:

TN1: Cho A vào H2 dư khuấy kĩ thấy còn 15(g) chất rắn ko tan

TN2: Cho thêm vào hơn hợp A một lượng Al2O3 =50% lượng Al2O3 ban đầu rồi hòa tan trong nước dư. Sau TN còn 21(g) chất rắn ko tan

TN3: Cho A một lượng Al2O3 =75% lượng Al2O3 trong A rồi hòa tan vào nước dư như trên thấy còn 25(g) chất rắn ko tan.

Tính khối lượng mỗi oxit trong A

 

NA
26 tháng 7 2016 lúc 22:41

K2O + H2O -----> 2KOH

Al2O3 + 2KOH -----> 2KAlO2 + H2O

Từ TN1 ta có 2 trường hợp (TH) xảy ra, hoặc Al2O3 dư (TH1) hoặc KOH dư (TH2):

Xét TH1 ta có, 15g chất rắn bao gồm Cuo và Al2O3 dư => khi thêm Al2O3 vào thì lượng chất rắn tăng bằng khối lượng Al2O3 thêm vào.

Với x là khối lượng Al2O3 ban đầu ta có:

- Từ TN2: 0.5x=21 - 15=6 g => x=12 g

- Từ TN3: 0.75x=25 - 15=10 g => x~13.33 g

x có hai giá trị khác nhau, suy ra loại TH1.

Vậy TH2 đúng, suy ra mCuO= 15 g (CuO không phản ứng).

Mà ta nhận thấy, khối lượng chất rắn TN2 lớn hơn ở TN1 => Al2O3 thêm vào ở TN2 đã có phản ứng dư.

=> từ TN2 và TN3 ta được: 0.75x - 0.5x= 25 - 21=4 g => x=16 g

Xét TN2, khối lượng Al2O3 đã phản ứng là: x + 0.5x - (21-15) = 18g

=> nK2O = nAl2O3 = 18/102= 0.1765 mol

=> mK2O = 16.588 g

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
JN
Xem chi tiết
DU
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết