Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNatri hidroxit NaOH là một bazơ tan, do đó nó mang đầy đủ tính chất của một bazơ tan.
1. Đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh và đổi màu dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
NaOH làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.
2. Tác dụng với axit
Dung dịch NaOH tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa).
NaOH + HCl → NaCl + H2O
NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
3. Tác dụng với oxit axit
Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit, tạo thành muối và nước.
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (*)
Phản ứng (*) là phản ứng ăn mòn thủy tinh (NaOH ở nhiệt độ nóng chảy) vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc.
Ngoài ra NaOH còn tác dụng với dung dịch muối (xem ở bài 9).
NaOH có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống và công nghiệp như:
NaOH được sản xuất bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.
Phương trình điện phân:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
Người ta thu được khí clo thu được ở cực dương, khí hidro ở cực âm và dung dịch NaOH trong thùng điện phân.
1. NaOH là một chất kiềm, có những tính chất hóa học sau: đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxit axit và muối.
2. NaOH là hóa chất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.
3. NaOH được điều chế bằng phương pháp điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hòa, sản phẩm là dung dịch NaOH, khí H2 và Cl2.
1. Pha chế dung dịch canxi hidroxit
Dung dịch Ca(OH)2 có tên thông thường là nước vôi trong. Dung dịch Ca(OH)2 được pha chế như sau:
2. Tính chất hóa học
Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất hóa học chung của một bazơ.
a. Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh và đổi màu dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
b. Tác dụng với axit
Ca(OH)2 tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa).
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
c. Tác dụng với oxit axit
Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ trắng + H2O
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
Ngoài ra, dung dịch Ca(OH)2 còn tác dụng với dung dịch muối (xem ở bài 9).
3. Ứng dụng
Canxi hidroxit được dùng để:
Ứng dụng canxi hidroxit.
Các chất chỉ thị như quỳ tím, phenolphtalein... giúp ta xác định được một dung dịch nào đó là axit, trung tính hay bazơ. Còn muốn biểu thị độ độ mạnh yếu tính axit hay bazơ của dung dịch người ta sử dụng thang pH.
Sau đây là thang pH của dung dịch một số chất:
1. Dung dịch canxi hidroxit là dung dịch kiềm (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, axit và muối). Canxi hidroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
2. pH của một dung dịch cho biết độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch:
Trung tính: pH = 7; Tính axit: pH < 7; Tính bazơ: pH > 7.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!