Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Tính chất hóa học của oxit 

a. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước.

Cách tiến hành

  • Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1 - 2 ml nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ hoặc dung dịch phenolphtalein.

Hiện tượng

  • Mẩu CaO nhão ra và tan dần, phản ứng tỏa nhiệt. Thử dung dịch sau phản ứng bằng dung dịch phenolphtalein thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ.

Giải thích

  • CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ, khi thêm phenolphtalein vào dung dịch bazơ thì dung dịch chuyển sang màu đỏ.
  • CaO là oxit bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ.

CaO   +   H2O     →    Ca(OH)2

b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước.

Cách tiến hành

  • Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trên ngon lửa đèn cồn, sau khi photpho đỏ cháy đưa nhanh vào trong bình thủy tinh miệng rộng có đựng sẵn khí oxi. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 - 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. 
  • Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Hiện tượng

  • Photpho đỏ cháy trong oxi tạo thành chất rắn màu trắng là P2O5, khi thêm nước vào bình thì P2O5 tan tạo thành dung dịch.
  • Nhúng quỳ tím vào dung dịch thì quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Giải thích

  • P2O5 tan trong nước tạo thành dung dịch axit nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
  • Vậy P2O5 là oxit axit tác dụng với nước sinh ra dung dịch axit tương ứng.

P2O5   +   H2O   →    H3PO4

2. Nhận biết các dung dịch

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong 3 dung dịch là H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4. Tiến hành thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

a. Lập sơ đồ nhận biết

b. Cách tiến hành

  • Dùng ống nhỏ giọt lấy ở mỗi lọ một đến hai giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím, nếu quỳ tím không đổi màu, lọ đó đựng dung dịch Na2SO(đánh dấu là lọ 1), nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ, các lọ đó đựng dung dịch H2SOvà HCl (đánh dấu là lọ 2, 3).
  • Lấy khoảng 1 ml dung dịch đựng trong mỗi lọ cho vào 2 ống nghiệm. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm. Ống nghiệm nào có kết tủa trắng xuất hiện, lọ đó đựng dung dịch H2SO4, nọ còn lai đựng dung dịch HCl.
  • Phương trình hóa học:                 BaCl2   +    H2SO4     →     BaSO4↓   +   2HCl       

II. VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH

1. Dụng cụ hóa chất

Ống nghiệm, kẹp gỗ, công tơ hút, bình thủy tinh miệng rộng, muỗi lấy hóa chất, vôi sống CaO, photpho đỏ, dung dịch Na2SO4, H2SO4, HCl.

2. Nội dung thí nghiệm

Tên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngGiải thích, phương trình phản ứng
Phản ứng của canxi oxit với nướcCho một mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm 1 - 2 ml nước. Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ hoặc phenolphtalein.Mẫu CaO tan ra, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch sau khi thêm phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.

CaO phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ.

CaO  +  H2O   →   Ca(OH)2 

Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước

Đốt một ít photpho đỏ trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 - 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. 

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Photpho đỏ cháy trong oxi tạo thành chất rắn màu trắng là P2O5, khi thêm nước vào bình thì P2O5 tan tạo thành dung dịch.

Nhúng quỳ tím vào dung dịch thì quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

P2O5 tan trong nước tạo thành dung dịch axit nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

P2O5   +   H2O   →    H3PO4

Nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn, mỗi lọ chứa: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4

Dùng ống nhỏ giọt lấy ở mỗi lọ một đến hai giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím.Lọ không làm đổi màu quỳ tím là Na2SO4.

Lấy 1ml dung dịch ở mỗi lọ hóa chất còn lại vào 2 ống nghiệm khác nhau. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch BaCl2 và mỗi ống nghiệm.

Dung dịch Na2SO4 không làm đổi màu quỳ tím. Còn dung dịch H2SO4 và HCl thì làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 ống nghiệm thì một ống xuất hiện kết tủa trắng là ống đựng H2SO4, ống còn lại không có hiện tượng là HCl.

 Na2SO4 là muối không làm đổi màu quỳ tím, còn H2SO4 và HCl là 2 axit làm đổi màu quỳ.

H2SO4  +   BaCl2 → BaSO4  + 2HCl

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!